Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thì thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol khí N2O và 0,01 mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m là?
A. 13,5 gam B. 1,35 gam C. 0,81 gam D. 8,1 gam
Bảo toàn electron:
3nAl = 8nN2O + 3nNO
—> nAl = 0,05
—> mAl = 1,35 gam
Đốt cháy hết m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn bằng oxi dư thu được (m + 16) gam oxit. Cũng m gam hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít khí N2 (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Giá trị của V là
A. 8,96 B. 4,48 C. 3,36 D. 2,24
Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic và một ancol có tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn 15,9 gam hỗn hợp X qua bình đựng Na dư, thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 (đktc). Nếu đun nóng 15,9 gam X có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được hỗn hợp Y gồm các chất hữu cơ, trong đó có este Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1 : 1. Số đồng phân cấu tạo của Z thỏa mãn là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Cho 10,96 gam Ba vào 120 gam dung dịch CuSO4 16%, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ a%. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Giá trị của a là
A. 5,706. B. 6,125. C. 5,375. D. 6,135.
Điện phân dung dịch chứa 27,52 gam hỗn hợp gồm CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả hai điện cực thì ngắt dòng điện, thu được dung dịch X và V lít khí thoát ra ở hai điện cực (đktc). Cho dung dịch X vào 120 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,25M. Phản ứng được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Giá trị của V là
A. 6,160. B. 5,936. C. 6,384. D. 5,824.
Tiến hành thí nghiệm sau: (a) Sục khí axetilen vào dung dịch AgNO3/NH3. (b) Cho nước Br2 vào dung dịch glucozơ. (c) Dẫn hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng. (d) Đun nóng triolein trong dung dịch NaOH loãng. (e) Cho lòng trắng trứng vào dung dịch HCl loãng. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa khử là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Hỗn hợp T gồm peptit X (Ala-Gly-Ala-Gly) và peptit Y (Glu-Gly-Val-Ala). Thủy phân hoàn toàn 31,4 gam T cần dùng V ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Z gồm 4 muối, trong đó muối của alanin có khối lượng 17,76 gam. Giá trị của V là
A. 460. B. 400. C. 420. D. 440.
Một lít khí hiđro giàu đơteri (D2) ở điều kiện tiêu chuẩn có khối lượng 0,10 gam. Cho rằng hiđro chỉ có hai đồng vị là H1 và D2. Phần trăm khối lượng nguyên tử H1 trong loại khí hiđro trên là
A. 88,00%. B. 21,43%.
C. 78,57%. D. 12,00%.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Dẫn hơi ancol etylic qua bình đựng Na dư. (b) Đun nóng tripanmitin với dung dịch NaOH dư. (c) Cho nhúm bông vào dung dịch H2SO4 70%, đun nóng. (d) Cho dung dịch HCl vào dung dịch axit glutamic. (e) Đun nóng axit aminoaxetic với ancol metylic có khí HCl làm xúc tác. (g) Cho dung dịch fructozơ vào dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 4. B. 6. C. 3. D. 5.
Hòa tan hết 28,0 gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu trong 180 gam dung dịch HNO3 37,8% thu được dung dịch X (không chứa muối amoni). Cho 400 ml dung dịch chứa NaOH 1,5M và KOH 1M vào X, thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 32,0 gam hỗn hợp gồm hai oxit. Cô cạn Z, sau đó lấy phần rắn đem nung đến khối lượng không đổi, thu được 72,5 gam chất rắn khan. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 9,5. B. 10,0. C. 11,5. D. 10,5.
Cho các phát biểu sau: (a) Glucozơ và saccarozơ là đồng phân của nhau. (b) Để khử mùi tanh của cá sau khi mổ để nấu, người ta thường dùng giấm ăn. (c) Các dung dịch của glyxin, alanin và lysin đều không làm đổi màu quỳ tím. (d) Các peptit là chất rắn, tan tốt trong nước. (e) Fructozơ và glucozơ đều không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit. Số phát biểu đúng là
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến