Câu 1.
Khi Al(OH)3 bị hòa tan hoàn toàn thì nBaSO4 = 4a
—> nH2SO4 = 4a
Đoạn 1:
Ba2+ + SO42- —> BaSO4
3OH- + Al3+ —> Al(OH)3
Kết thúc đoạn 1 thu được BaSO4 (4a) và Al(OH)3 (8a/3) —> Tổng 20a/3 mol
Đoạn 2:
3OH- + Al3+ —> Al(OH)3
nAl(OH)3 của đoạn này = 9a – 20a/3 = 7a/3
—> nOH- đoạn này = 7a
—> nOH- tổng đoạn 1 và 2 = 15a
Đoạn 3:
OH- + Al(OH)3 —> AlO2- + 2H2O
Tại điểm 0,52 thì nOH- hòa tan kết tủa = 0,52.2 – 15a = 1,04 – 15a
—> nAl(OH)3 còn lại = 8a/3 + 7a/3 – (1,04 – 15a) = 20a – 1,04
Số mol kết tủa điểm 0,52 bằng số mol kết tủa kết thúc đoạn 1 nên:
20a – 1,04 + 4a = 20a/3 —> a = 0,06
—> nAl3+ tổng = 8a/3 + 7a/3 = 0,3
Ban đầu: nAl = nAl2O3 = x —> nAl3+ = x + 2x = 0,3
—> x = 0,1 —> m = 12,9
Câu 2.
Trong X, đặt nAl3+ = x
Khi dùng 0,12 hay 0,28 mol Ba(OH)2 (tương ứng là 0,24 và 0,56 mol OH-) thì SO42- đã kết tủa hết nên lượng kết tủa giống nhau —> Thu được cùng lượng Al(OH)3 (y mol)
0,24 = 3y —> y = 0,08
0,56 = 4x – y —> x = 0,16
Ban đầu: nAl = nAl2O3 = z
Bảo toàn Al —> z + 2z = x —> z = 0,16/3
—> m = 6,88
e kb cách tính noh- ở đoạn 1 a( ah có thể giải thích rõ hơn đc k ạ)