Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Ba, Na và K vào nước dư, thu được 4,48 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 16,2 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 16,2. B. 13,0. C. 12,8. D. 9,4.
nH2 = 0,2 —> nH2O = 0,4
Bảo toàn khối lượng:
mX + mH2O = m rắn + mH2
—> mX = 9,4 gam
Cho m gam hỗn hợp Fe, Zn phản ứng với dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được m gam chất rắn (chỉ chứa 1 kim loại) và dung dịch X chứa FeSO4 xM, ZnSO4 yM. Tỉ số x : y gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,15. B. 2,33. C. 1,50. D. 0,85.
Hòa tan hết m gam Zn(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 10% thu được dung dịch X. Thêm 125 ml dung dịch CuSO4 1,2M (D = 1,17 g/ml) vào 200 gam dung dịch X thu được dung dịch Y. Tổng giá trị nồng độ phần trăm của các chất tan trong dung dịch Y là
A. 16,41%. B. 8,21%. C. 24,62%. D. 32,82%.
Thêm từ từ đến hết 250 ml dung dịch AgNO3 0,3M vào 100 ml dung dịch hỗn hợp CuBr2 0,1M và FeCl2 0,15M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 4,305. B. 1,62. C. 9,685. D. 8,065.
Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối hơi so với H2 là x. Hỗn hợp Y gồm H2 và CO có tỉ khối hơi so với H2 là y. Để phản ứng với V lít hỗn hợp khí Y cần vừa đủ 0,45V lít hỗn hợp khí X (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Tỉ số T = x : y nằm trong khoảng nào sau đây?
A. 1,43 < T < 17,78. B. 1,43 < T < 20,00.
C. 1,27 < T < 20,00. D. 1,27 < T < 17,78.
Có hai bình cầu, cho vào mỗi bình 20 ml etyl axetat, sau đó thêm vào bình thứ nhất 40 ml dung dịch H2SO4 20% (dư) và bình thứ hai 40 ml dung dịch NaOH 30% (dư), lắc đều, lắp ống sinh hàn hồi lưu (để không cho các chất lỏng hóa hơi thoát ra khỏi bình), đun cách thủy đến khi hệ thống đạt cân bằng. Hiện tượng nào sau đây đúng?
A. Chất lỏng trong bình thứ hai trở thành đồng nhất.
B. Chất lỏng trong cả hai bình có sự phân tách lớp.
C. Chất lỏng trong cả hai bình trở thành đồng nhất.
D. Chất lỏng trong bình thứ nhất trở thành đồng nhất.
Hiđrocacbon X mạch hở, có công thức C3Hx. Cho m1 gam X và m2 gam O2 (dư) vào một bình kín (dung tích không đổi) ở 120°C thấy áp suất trong bình đạt 1,5 atm. Bật tia lửa điện để phản ứng cháy xảy ra hoàn toàn, đưa hệ về 120°C, thấy áp suất đạt 1,5 atm. Trộn 18,2 gam X với b gam H2 rồi dẫn qua xúc tác Ni, đun nóng đến xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối hơi của Y so với H2 có thể là
A. 24,25. B. 21,25. C. 26,30. D. 22,30.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến