Hòa tan m gam Al trong dung dịch NaOH 12% vừa đủ thu được 64,32 gam dung dịch X. Thêm 550 ml dung dịch HCl x mol/l thu được 1,2m gam kết tủa. Giá trị của lớn nhất của x là
A. 0,8 B. 0,9 C. 1,0 D. 1,2
nAl = nNaOH = a —> nH2 = 1,5a
Bảo toàn khối lượng:
27a + 40a/12% = 64,32 + 2.1,5a —> a = 0,18
—> X chứa NaAlO2 (0,18)
nAl(OH)3 = 1,2.27a/78 = 0,07477
—> nH+ max = 0,18.4 – 3.0,07477 = 0,49569
—> x = 0,9M
Hỗn hợp X gồm Al(OH)3 và Al(NO3)3. Nung m gam hỗn hợp X đến khối lượng không đổi thu được m/3 gam chất rắn Y. Hòa tan hết chất rắn Y trong dung dịch HCl 10% thu được 327,67 gam dung dịch Z. Thêm 927,5 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Z thu được dung dịch T và 15,795 gam kết tủa. Nếu thổi khí CO2 vào dung dịch T lại thu kết tủa. Giá trị của m là
A. 49,572 B. 33,048 C. 37,179 D. 41,310
Dung dịch X gồm AlCl3 và FeCl3 có thể hòa tan tối đa m gam Fe thu được dung dịch Y. Nếu cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 110,91 gam kết tủa. Nếu thêm 750ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch Y thì thu được 15,84 gam hỗn hợp 2 kết tủa. Khối lượng chất tan trong dung dịch X là
A. 28,785 gam B. 29,925 gam
C. 32,270 gam D. 28,850 gam
Nung nóng 22,16 gam hỗn hợp gồm Al, Fe3O4 và CuO trong khí trơ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn X. Chia X thành 2 phần không bằng nhau. Phần 1 tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 0,2M thấy thoát ra 0,672 lít khí H2 (đktc) và còn lại 2,96 gam rắn không tan. Phần 2 tác dụng hết với dung dịch chứa H2SO4 và HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat có khối lượng 58,11 gam và hỗn hợp khí Z gồm 0,03 mol NO và 0,03 mol N2O. Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y (không có không khí) thu được lượng kết tủa có giá trị gần nhất với
A. 119. B. 121. C. 123. D. 125.
Hỗn hợp X gồm Al2O3, Al(OH)3, MgCO3, MgO. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl 12% vừa đủ thu được 310,48 gam dung dịch Y trong đó nồng độ mol của MgCl2 bằng 0,9 lần nồng độ mol của AlCl3 và 2,688 lít khí (đktc). Nếu nung m gam hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí đến khối lượng không đổi thu được m–6,36 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 24,68 B. 23,76 C.22,78 D. 25,12
Cho m gam hỗn hợp X gồm Na, K và Al vào nước thu được dung dịch X; 8,96 lít khí (đktc) và còn 27m/341 gam chất rắn không tan. Hòa tan m gam hỗn hợp X trong dung dịch HCl dư (dư 12% so với lượng tác dụng) thu được dung dịch Y chứa 50,3296 gam chất tan. Phần trăm khối lượng Na trong hỗn hợp đầu là
A. 7,84% B. 5,96% C. 6,74% D. 8,12%
Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Mg có tỉ lệ số mol Al : Mg = 4 : 3 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thu được dung dịch Y chứa m + 46,44 gam chất tan và 4,032 lít NO (đktc). Hòa tan hết m gam hỗn hợp X trong 800 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Z. Cho 904ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Z thu được p gam kết tủa. Giá trị của p là
A. 9,124 B. 11,328 C. 12,806 D. 8,208
Cho 24,55 gam hỗn hợp A gồm Al, Fe3O4, FeCO3 tan hoàn toàn trong 0,95 lít dung dịch H2SO4 loãng thu được 3,92 lít khí (đktc) và dung dịch B. Cho B tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 110,675 gam kết tủa. Nếu B tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 134,875 gam kết tủa.
a. Tính CM của dung dịch H2SO4 đã dùng
b. Xác định lượng H2SO4 dư và thành phần % khối lượng các chất trong A.
Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức mạch hở. Cho 0,21 mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 được 24,192 gam Ag. Mặt khác cho 50,04 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thu được 51,912 gam muối và 28,368 gam hỗn hợp ancol no. Phần trăm khối lượng este có phân tử khối lớn hơn trong X là:
A. 42,59% B. 37,27% C. 49,50% D. 57,41%
Cho hỗn hợp gồm Fe và Al (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch chứa CuCl2 và FeCl3. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X thấy lượng AgNO3 phản ứng là 88,4 gam đồng thời thu được 71,07 gam kết tủa. Dung dịch X tác dụng tối đa 18,4 gam NaOH (không có oxi). Giá trị của m là:
A. 7,68 gam. B. 4,48 gam. C. 5,76 gam. D. 7,04 gam.
Cho m gam Na vào 50 ml dung dịch AlCl3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thì thu được V lít khí (đktc), dung dịch X và 1,56 gam kết tủa. Khi thổi CO2 dư vào dung dịch X lại thấy xuất hiện thêm kết tủa. Khối lượng Na ban đầu là:
A. 4,14 B. 1,44 C. 4,41 D. 2,07
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến