Hỗn hợp A gồm C3H4 và H2. Cho A đi qua ống đựng bột Ni nung nóng thu được hỗn hợp B chỉ gồm 3 hiđrocacbon có tỉ khối so với H2 là 21,5. Tỉ khối của A so với H2 là:
A. 10,4 B. 9,2 C. 8,6 D. 7,2
Tự chọn nB = 1
—> mA = mB = 21,5.2.1 = 43
B chỉ có 3 hiđrocacbon —> nC3H4(A) = nB = 1
—> nH2 = 1,5
—> nA = 1 + 1,5 = 2,5
—> MA = 43/2,5 = 17,2
dA/H2 = MA/2 = 8,6
Hỗn khí X gồm hiđro, etilen và metan có tỉ khối so với hiđro là 7,8375. Nung nóng V lít khí X với bình đựng bột Ni một thời gian với hiệu suất H%. Nếu H = 40% thì sau phản ứng thu được 15,1424 lít khí, còn nếu H = 60% thì thu được 13,7536 lít khí. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Số mol metan trong V lít hỗn hợp X là
A. 0,1. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,15
Cho 13 gam kim loại X tác dụng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric loãng thu được 4,48 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Tìm X (Biết X có hóa trị II)
Đốt cháy hoàn toàn 69,1375 gam hỗn hợp X gồm 3 peptit đều mạch hở, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được dung dịch có khối lượng giảm m gam so với dung dịch ban đầu. Nếu thủy phân hoàn toàn 0,13 mol X, thu được 31,5 gam Gly; 11,57 gam Ala; 23,4 gam Val. Biết N2 không tan trong nước. Tìm m?
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Điện phân NaOH nóng chảy; (b) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp; (c) Cho bột lưu huỳnh tiếp xúc với CrO3; (d) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch NaHSO4; (e) Đun nóng một mẫu nước cứng tạm thời. Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm tạo ra chất khí là.
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Cho m gam hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Fe2O3 và Fe3O4 tác dụng hết với 600 ml dung dịch hỗn hợp chứa HCl 2M và KNO3 0,2M thu được dung dịch X chứa m + 47,54 gam chất tan và hỗn hợp khí Y chứa 0,05 mol NO và 0,04 mol NO2 (không còn sản phẩm khử khác). Cho một lượng Al vào X sau phản ứng thu được dung dịch Z, m – 0,89 gam chất rắn và thấy thoát ra hỗn hợp khí T gồm N2 và H2 có tỷ khối hơi so vói He là 35/44. Biết các phản ứng hoàn toàn. Tổng khối lượng chất tan có trong Z là:
A. 53,18 B. 62,34 C. 57,09 D. 59,18
Cho dãy gồm các chất: Na, Mg, Ag, O3, Cl2, HCl, Cu(OH)2, Mg(HCO3)2, CuO, NaCl, C2H5OH, C6H5OH, C6H5NH2, CH3ONa, CH3COONa. Số chất tác dụng với dung dịch axit propionic (trong điều kiện thích hợp) là
A. 10 B. 11 C. 9 D. 8
Peptit X và peptit Y có tổng liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E chứa X và Y có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2 cần dùng 190,008 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 400,53 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích 21,84 lít (đktc). Mặt khác, thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp E thu được a mol Gly và b mol Val. Tỉ lệ a : b là
A. 7 : 8. B. 8 : 7. C. 2 : 1. D. 1 : 3.
Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của 1 nguyên tố ố X là 40 hạt. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Viết ký hiệu nguyên tử của X?
Viết cấu hình electron đầy đủ cho các trường hợp sau. Cho biết nguyên tố đó là kim loại phi kim hay khí hiếm (giải thích)
a. Nguyên tử có số hiệu nguyên tử là 17
b. Tổng số electron trên phân lớp p là 12
c. Sự phân bố electron trên từng lớp như sau: 2/8/2
Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm Al, Zn trong không khí một thời gian thu đuợc hỗn hợp rắn Y có khối luợng tăng 3,04 gam so với X. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3 thu đuợc dung dịch Z, đồng thời thoát ra 3,136 lít hồn hợp khí T gồm NO và H2 (đlctc) có tỉ khối so với H2 là 7. Trong dung dịch Z chỉ có 4 muối trung hòa. Cho thêm dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Z thu đuợc 93,2 gam kết tủa và dung dịch D. Cho tiếp HCl dư vào dung dịch D thu đuợc dung dịch G. Sục khí NH3 dư vào dung dịch G cuối cùng thu đuợc 11,7 gam kết tủa. Giá trị của m gần với giá trị nào nhất sau đây?
A. 12,25 B. 13,15 C. 14,45 D. 11,75
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến