Hỗn hợp X gồm CH3COCH3, CH2=C(CH3)CHO, CH3C≡C-COOH, CH3C≡C-CH2-COOH. Đốt cháy hoàn toàn 27,88 gam hỗn hợp X thu được 64,24 gam CO2 và 18,36 gam H2O. Phần trăm khối lượng CH3COCH3 trong hỗn hợp X:
A. 20,803 B. 16,643 C. 14,562 D. 18,723
X gồm C3H6O; C4H6O; C4H4O2; C5H6O2 tương ứng a, b, c, d mol.
nCO2 = 3a + 4b + 4c + 5d = 1,46
nH2O = 3a + 3b + 2c + 3d = 1,02
—> nCO2 – nH2O = b + 2c + 2d = 0,44
Bảo toàn khối lượng —> nO2 = 1,71
Bảo toàn O:
nO = a + b + 2c + 2d = a + 0,44 = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 0,52
—> a = 0,08
—> %C3H6O = 16,643%
Đun nóng 14,19 gam este X đơn chức, mạch hở với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 15,51 gam muối. Y là este no, hai chức có cùng số nguyên tử cacbon với X; Z là peptit mạch hở được tạo bởi Gly và Ala. Đốt cháy 13,9 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 13,216 lít O2 (đktc). Mặt khác đun nóng 13,9 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một ancol duy nhất và hỗn hợp F có chứa a mol muối của Gly và b mol muối của Ala. Đốt cháy toàn bộ F thu được H2O, N2, 0,31 mol CO2 và 0,1 mol Na2CO3. Tỉ lệ a : b gần nhất với
A. 0,7 B. 0,5 C. 0,3 D. 0,9
Nung m gam hỗn hợp A gồm bột Al và Fe3O4. Giả sử chỉ có phản ứng: Al + Fe3O4 —> Al2O3 + Fe. Sau một thời gian thu được chất rắn B. Để hòa tan hết B cần V ml dung dịch H2SO4 0,7M (loãng). Sau phản ứng thu được dung dịch C và 9,846 lít khí (đo ở 1,5 atm, 27oC). Cho dung dịch NaOH vào dung dịch C đến dư, thu được kết tủa D. Nung D trong chân không đến khối lượng không đổi thu được 44 gam chất rắn E. Cho 50 gam hỗn hợp X gồm CO và CO2 qua ống sứ đựng E nung nóng. Sau khi E phản ứng hết, thu được hỗn hợp khí X’ có khối lượng gấp 1,208 lần khối lượng của X. Tính m các chất trong B, m và V?
Hỗn hợp A gồm hai kim loại Mg và Zn, dung dịch B là dung dịch HCl nồng độ CM. Người ta thực hiện hai thí nghiệm sau:
Cho 2,02 gam A vào cốc đựng 200ml dung dịch B sau phản ứng đun nóng cho nước bay hơi hết thu được 4,86 gam chất rắn.
Cho 2,02 gam A vào cốc đựng 400ml dung dịch B sau phản ứng đun nóng cho nước bay hơi hết thu được 5,57 gam chất rắn.
a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong 10,1 gam hỗn hợp A?
b. Tính thể tích khí bay ra ở đktc trong TN1 và tính nồng độ của dung dịch B.
Cho 27,04 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,88 mol HCl và 0,04 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+) và 0,12 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được 133,84 gam kết tủa. Biết tỷ lệ mol của FeO, Fe3O4, Fe2O3 trong X lần lượt là 3 : 2 : 1. Phần trăm số mol của Fe có trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 48% B. 58% C. 54% D. 46%
Hỗn hợp X dạng hơi chứa các chất hữu cơ đều mạch hở gồm 1 hiđrocacbon, 1 este no đơn chức và 1 este no 2 chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần dùng 0,45 mol O2 sản phẩm cháy được dẫn qua bình đựng H2SO4 đặc, dư thấy khối lượng bình tăng 5,4 gam. Công thức phân tử của hiđrocacbon nào sau đây thỏa mãn:
A. C3H6 B. C3H8 C. C3H4 D. C2H6
X, Y là 2 peptit được tạo từ các α – aminoaxit no, mạch hở chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Đun nóng 0,1 mol hh E chứa X, Y bằng dd NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Đốt cháy toàn bộ lượng muối này thu được 0,2 mol Na2CO3 và hỗn hợp gồm CO2, H2O, N2 trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 65,6 gam. Mặt khác, đốt cháy 1,51m gam hỗn hợp E cần dùng a mol O2, thu được CO2, H2O, N2. Giá trị của a gần nhất với
A. 2,5. B. 3,5. C. 3,0. D. 1,5.
Đốt cháy hoàn toàn 4,02 gam hỗn hợp axit acrylic, vinyl axetat, metyl metacrylat rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình 1 đựng dung dịch H2SO4 đậm đặc, bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thì thấy bình 1 tăng m gam và bình 2 xuất hiện 35,46 gam kết tủa. Tính m :
A. 2,7 B. 2,34 C. 3,24 D. 3,65
Đốt cháy hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp X gồm ba este đều đơn chức, thu được 59,84 gam CO2 và 15,12 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 24,4 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol kế tiếp và 28,08 gam hỗn hợp Z gồm hai muối. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 5,96 gam. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong hỗn hợp X là
A. 32,8% B. 18,7% C. 25,1% D. 24,6%
Hòa tan hết hỗn hợp gồm Ba và Al2O3 trong 400 ml dung dịch H2SO4 0,2M và HCl 0,45M. Sau khi kết thúc các phản ứng, thấy thoát ra 3,136 lít khí H2 (đktc); đồng thời thu được dung dịch X và 21,76 gam kết tủa. Cô cạn dung dịch X thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
Hợp chất hữu cơ X mạch hở có tỉ khối so với metan bằng 9,875. Đun nóng 18,96 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ; thu được một muối Y duy nhất và hỗn hợp E chứa 2 ancol. Đun nóng toàn bộ E với H2SO4 đặc ở 1400C (hiệu suất đều đạt 75%) thu được 5,4 gam hỗn hợp Z gồm 3 ete. Hóa hơi hoàn toàn Z thì thể tích hơi đúng bằng thể tích của 2,52 gam N2 (đo cùng điều kiện). Axit hóa muối Y bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được axit T. Hiđrat T trong môi trường axit, đun nóng thu được 2 sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. X có tồn tại đồng phân cis-trans.
B. Đun nóng E với H2SO4 đặc ở 1700C thu được hỗn hợp gồm hai anken.
C. Trong X chứa 2 nhóm –CH2.
D. X có mạch cacbon không phân nhánh.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến