Hỗn hợp X gồm etylamin và trimetylamin. Hỗn hợp Y gồm ala và glu. Đốt cháy hoàn toàn a mol Z chứa X và Y cần 22,512 lít O2 (đktc) thu được 16,74 gam H2O. Gía trị a gần nhất với:
A. 0,25 B. 0,22 C. 0,28 D. 0,30
C2H53NH2 = NH3 + 2CH2
(CH3)3N = NH3 + 3CH2
C3H7NO2 = NH3 + 2CH2 + CO2
C5H9NO4 = NH3 + 3CH2 + 2CO2
Quy đổi Z thành NH3 (a), CH2 (b), CO2 (c)
nO2 = 0,75a + 1,5b = 1,005 (⇐ Theo phản ứng cháy)
nH2O = 1,5a + b = 0,93
—> a = 0,26 và b = 0,54
A là dung dịch HCl, B là dung dịch NaOH. Người ta làm thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Cho 150ml dung dịch A vào 100ml dung dịch B được một dung dịch có tính kiềm có nồng độ 0,1M
– Thí nghiệm 2: Cho 350ml dung dịch A vào 150ml dung dịch B được một dung dịch có tính ãit có nồng độ 0,05M. Tính nồng độ của A, B
Hòa tan 49,6 gam hỗn hợp 1 muối cacbonat và muối sunfat của cùng 1 kim loại hóa trị 1 thu được dung dịch X. Chia dung dịch X làm 2 phần bằng nhau
Phần 1: Cho phản ứng lượng dư dung dịch axit sunfuric thu được 2,24 lít khí (đktc)
Phần 2: Cho phản ứng lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 43 gam kết tủa trắng
Tìm công thức hóa học của 2 muối
Tính khối lượng mỗi muối trên có trong hỗn hợp ban đầu
X là một este không no (có một liên kết đôi C=C) hai chức; Y, Z (MY < MZ) là hai peptit đều được tạo từ alanin va valin; X, Y, Z đều mạch hở. Đun nóng m gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z với dung dịch NaOH (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối khan T và 5,46 gam hỗn hợp hơi Q chứa hai chất hữu cơ no. Đốt cháy hoàn toàn lượng M trên cần 1,815 mol O2. Đốt cháy hoàn toàn T bằng lượng O2 vừa đủ thu được 20,14 gam Na2CO3 và hiệu số mol giữa CO2 và H2O là 0,02 mol. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn Q thu được 0,35 mol H2O. Biết (nY + nZ – nX = 0,04); Y và Z hơn kém nhau một nguyên tử N. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp M gần nhất:
A. 17% B. 20% C. 15% D. 23%
Dẫn luồng khí CO qua 48 gam hỗn hợp X gồm CuO; Fe2O3 nung nóng một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Hấp thụ Z vào bình đựng Ca(OH)2 dư thu được 24 gam kết tủa. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 thu được dung dịch T chỉ chứa 130,52 gam muối nitrat của kim loại và hỗn hợp khí chứa 0,11 mol NO; 0,07 mol NO2. Khối lượng muối Fe(NO3)3 trong T gần nhất với:
A. 19,4 B. 50,8 C. 101,6 D. 82,3
Hỗn hợp X chứa nhiều axit và ancol (đều đơn chức, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 8,848 lít khí O2 (đktc). Mặt khác, cho toàn bộ lượng X trên vào bình đựng Na dư thấy có 1,232 lít khí thoát ra ở đktc. Biết X có thể tác dụng được với tối đa 0,07 mol Br2 hay 0,08 mol NaOH. Giá trị của m là?
A. 9,56 B. 10,28 C. 7,72 D. 8,16
Hòa tan 45,48 gam hỗn hợp X gồm hai muối cacbonat vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y bằng điện cực trơ cho tới khi ở catot bắt đầu thoát ra khí thì dừng. Sau điện phân thu được 17,28 gam kim loại ở catot và 6,048 lít khí (đktc) ở anot. Cô cạn dung dịch sau điện phân thu được muối rắn, đem muối này điện phân nóng chảy thì thu được 2,688 lít khí (đktc). Hai kim loại có trong hỗn hợp X là
A. Cu và Mg. B. Ag và Ca.
C. Cu và Ca. D. Ag và Mg.
Điện phân 500 ml dung dịch gồm NaCl, HCl và CuSO4 0,02M với điện cực trơ và màng ngăn xốp. Cường độ dòng điện là 2,5A; Coi thể tích dung dịch không thay đổi trong quá trình điện phân. Chỉ số pH theo thời gian được biểu diễn bằng đồ thị sau đây.
Giá trị của x trong hình vẽ là:
A. 2702 B. 2509
C. 2316 D. 2895
Hòa tan hoàn toàn 43,56 gam hỗn hợp X gồm Mg, CuO, Fe3O4 và FeCO3 (trong đó nguyên tố oxi chiếm 22,04% về khối lượng) vào 960 ml dung dịch HNO3 2M, thu được dung dịch Y chi chứa muối và 2,688 lit (đktc) hỗn hợp khi Z gồm N2O, NO và CO2, có tỉ khối so với H2 là 18,5. Cho Y phản ứng tối đa với 1,77 lit dung dịch NaOH 1M (đun nóng), thu được kết tủa T. Nung T trong khỗng khi đển khối lượng khỗng đổi, thu được 48 gam rắn. Phần trăm khối lượng của CuO trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 24 B. 26 C. 28 D. 30
Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu, Zn, FeCO3 và C tác dụng với dung dịch chứa 3,3 mol HNO3 và 1,75 mol KNO3, thu được dung dịch Y (không chứa Fe2+) chỉ chứa (m + 303,35) gam muối và hỗn hợp khí Z gồm 0,5 mol NO2; 0,4 mol NO và 0,5 mol CO2. Mặt khác, cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Na2S dư, thu được kết tủa 86,6 gam và 3,36 lít khí (đktc). Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tổng số mol các chất trong X là:
A. 1,3 B. 1,1 C. 1,5 D. 1,2
Nung 32,032 gam hỗn hợp A: FeCO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, Fe trong bình chân không một thời gian thu được 24,024 gam rắn B và hỗn hợp khí X gồm 2 khí có tỉ khối so với H2 = 22,75. Rắn B tan hết trong dung dịch chứa 0,836 mol HNO3 thu được dung dịch C chỉ chứa các muối (không có Fe2+ và NH4+) và 1,4784 lít (đktc) hỗn hợp khí Y: CO2, N2O. Cho 704 ml dung dịch NaOH 1,25M vào dung dịch C, lọc bỏ kết tủa, cô cạn phần dung dịch nước lọc, sau đó nung đến khối lượng không đổi thu được 59,444 gam rắn. Khối lượng của FeCO3 có trong hỗn hợp A gần nhất với:
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến