Hỗn hợp X gồm glyxin và axit glutamic (tỉ lệ mol 1 : 1) tác dụng vừa đủ với 270 ml dung dịch KOH 1M thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 31,2. B. 26,88. C. 25,92. D. 30,24.
nGly = nGlu = x
—> nKOH = x + 2x = 0,27 —> x = 0,09
—> m muối = mGlyK + mGluK2 = 30,24 gam
Cho 5 gam hỗn hợp bột Cu và Al vào dung dịch HCl dư thu 3,36 lít H2 ở đktc. Phần trăm khối lượng của nhôm trong hỗn hợp ban đầu là
A. 54%. B. 51%. C. 64%. D. 27%.
Cho từ từ khí CO2 vào dung dịch X chứa hỗn hợp KOH và Ba(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn theo sơ đồ sau
Hòa tan 21,6 gam Al vào dung dịch X thu được dung dịch Y và khí H2. Cho 2,9 lít dung dịch HCl 1M vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 93,6. B. 62,4. C. 7,8. D. 23,4.
Trùng hợp 44,8 lít etilen (đktc) với hiệu suất 80%. Khối lượng polietilen thu được là
A. 33,6. B. 56. C. 44,8. D. 58.
Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Z (ở điều kiện nhiệt độ 170°C)
Cho các phát biểu sau: (1) Hỗn hợp X là C2H5OH, H2SO4 đặc. (2) Đá bọt có voi trò làm cho hỗn hợp sôi đều, tránh sôi cục bộ. (3) Y là NaOH để loại bỏ tạp chất sinh ra do phản ứng của C2H5OH với H2SO4 đặc. (4) Khí Z làm mất màu dung dịch brôm và dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường. (5) Z là axetilen được thu bằng phương pháp đẩy H2O. (6) Z tác dụng với H2O xúc tác dung dịch H3PO4, đun nóng tạo ancol etylic. Số phát biểu sai là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Điện phân dung dịch X gồm Cu(NO3)2 và NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2,5A. Sau t giây, thu được 7,68 gam kim loại ở catot, dung dịch Y (vẫn còn màu xanh) và hỗn hợp khí ở anot có tỉ khối so với H2 bằng 25,75. Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian 12352 giây thì tổng số mol khí thu được ở hai điện cực là 0,11 mol. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân.
Số mol ion Cu2+ trong Y là
A. 0,02. B. 0,03. C. 0,01. D. 0,04.
Cho dung dịch Y tác dụng với 5,6 gam Fe, sau khi phản ứng xong thu được m gam chất rắn. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m là
A. 4,16. B. 5,84. C. 1,92. D. 2,48.
Cho 3 dung dịch (1), (2), (3) chứa lần lượt 3 chất tan X, Y, Z trong nước có cùng số mol. Tiến hành các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Trộn dung dịch (1) với dung dịch (2) thu được m1 gam kết tủa. Thí nghiệm 2: Trộn dung dịch (2) với dung dịch (3) thu được m2 gam kết tủa. Thí nghiệm 3: Trộn dung dịch (1) với dung dịch (3) thu được m3 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, m1 < m2 < m3. Ba chất X, Y, Z lần lượt là
A. Ca(HCO3)2, Ba(OH)2, Na2CO3.
B. Na2CO3, Ba(OH)2, Ca(HCO3)2.
C. Na2CO3, Ca(HCO3)2, Ba(OH)2.
D. Ca(HCO3)2, Na2CO3, Ba(OH)2.
Tiến hành thí nghiệm dãy điện hóa của kim loại theo các bước sau đây Bước 1: Lấy 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng khoảng 3 ml dung dịch HCl loãng. Bước 2: Cho 3 mẫu kim loại có cùng số mol, có kích thước tương đương là Al, Fe, Cu vào 3 ống nghiệm. Bước 3: Quan sát, so sánh lượng bọt khí H2 thoát ra ở các ống nghiệm trên. Cho các phát biểu sau: (1) Khí H2 thoát ra ở hai ống nghiệm chứa Al và Fe. (2) Ống nghiệm chứa Fe thoát khí mạnh hơn ống nghiệm chứa Al. (3) Ống nghiệm chứa Al thoát khí nhiều hơn ống nghiệm chứa Fe. (4) Ống nghiệm chứa Cu không thoát khí H2 vì Cu không phản ứng với dung dịch HCl. (5) Cả 3 ống nghiệm đều thoát khí nhanh hơn nếu ta nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4 sau bước 2. Số phát biểu sai là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến