Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 bằng 20. Để đốt cháy hoàn toàn 9,4 gam hỗn hợp CH4 và CO có tỉ khối so với nitơ là x cần 7,616 lít hỗn hợp X (đktc). Giá trị của x là
A. 0,685 B. 0,6786 C. 0,7857 D. 0,839
nO2 = x và nO3 = y
nX = x + y = 0,34
mX = 32x + 48y = 0,34.2.20
—> x = y = 0,17
—> nO = 2x + 3y = 0,85
nCH4 = a và nCO = b
CH4 + 4O —> CO2 + 2H2O
CO + O —> CO2
nO = 4a + b = 0,85
m = 16a + 28b = 9,4
—> a = 0,15 và b = 0,25
—> M = 23,5 —> d = 0,839
Cho 0,54 gam bột Al hoà tan hết trong 250 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi phản ứng xong thu được dung dịch A và 0,896 lít hỗn hợp khí B gồm NO2 và NO (đktc).
a. Tính tỉ khối của hỗn hợp khí B đối với H2.
b. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch A thu được.
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol tripeptit của một aminoaxit thu được 1,9 mol hỗn hợp sản phẩm khí. Cho hỗn hợp sản phẩm lần lượt đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, nóng. Bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy thoát ra 3,36 lít (đktc) 1 khí duy nhất và bình 1 tăng 15,3 gam, bình 2 thu được m gam kết tủa. Mặt khác để đốt cháy 0,02 mol tetrapeptit cũng của aminoaxit đó thì cần dùng V lít (đktc) khí O2. Giá trị của m và V là?
A. 90 gam và 6,72 lít
B. 60 gam và 8,512 lít
C. 120 gam và 18,816 lít
D. 90 gam và 13,44 lít
Thí nghiệm 1: Hoà tan 6,4 gam Cu vào 120 ml dung dịch HNO3 1M
Thí nghiệm 2: Hoà tan 6,4 gam Cu vào 120 ml hỗn hợp HNO3 1M và H2SO4 5M.
Hãy so sánh thể tích khí NO (duy nhất tạo thành) đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, thoát ra ở 2 thí nghiệm trên.
Cho 16 gam X chứa Cr2O3 có lẫn tạp chất trơ phản ứng hoàn toàn với brom trong KOH đậm đặc. Hòa tan sản phẩm vào nước, rồi lọc bỏ tạp chất trơ không tan, thu đươc dung dịch Y. Cho BaCl2 vào dung dịch Y được 50,6 gam kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng Cr2O3 tinh khiết trong mẫu X là:
A. 80% B. 90% C. 95% D. 85%
Sản phẩm của phản ứng sau NH2-CH2-COONa + H2SO4
Cho V lít CO2 (đktc) tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch A. Cô cạn A thu được 12,6 gam chất rắn khan. Giá trị của V là
A. 3,36 B. 1,68 C. 2,80 D. 2,24
Cho 4 lít N2 và 14 lít H2 vào bình phản ứng. Hỗn hợp khí sau phản ứng có thể tích bằng 16,4 lít. Biết các thể tích khí đo trong cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất. Thể tích khí NH3 được tạo thành và hiệu suất của phản ứng là
A. 1,6 lít, 17,1% B. 0,8 lít, 80%
C. 1,6 lít, 20% D. 0,8 lít, 82,9%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến