Cho các cặp oxi hóa - khử được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại: Al3+/Al; Fe2+/Fe; Sn2+/Sn; Cu2+/Cu. Tiến hành các thí nghiệm sau:(1) Cho sắt vào dung dịch đồng(II) sunfat.(2) Cho đồng vào dung dịch nhôm sunfat.(3) Cho thiếc vào dung dịch đồng(II) sunfat.(4) Cho thiếc vào dung dịch sắt(II) sunfat.Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Điện phân nóng chảy Al2O3 với các điện cực bằng than chì, thu được m kilogam Al ở catot và 89,6 m3(đktc) hỗn hợp khí X ở anot. Tỉ khối của X so với H2 bằng 16,7. Cho 1,12 lít X (đktc) phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 1,5 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là? A. 115,2. B. 104,4. C. 82,8. D. 144,0.
Cho CO qua ống sứ chứa 15,2 gam hỗn hợp CuO, FeO nung nóng, sau một thời gian thu được 13,6 gam chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Sục Y vào dung dịch nước vôi trong có dư, thu được mg kết tủa Z. m có giá trị làA. 10 gam. B. 5 gam. C. 7,5 gam. D. 6,2 gam.
Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl2 và CuCl2. Khối lượng chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được 13,6 gam muối khan. Tổng khối lượng các muối trong X làA. 13,1 gam. B. 17,0 gam. C. 19,5 gam. D. 14,1 gam.
Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe là: A. Cr2+, Au3+, Fe3+. B. Cr2+, Cu2+, Ag+. C. Fe3+, Cu2+, Ag+. D. Zn2+, Cu2+, Ag+.
Thủy phân tetrapeptit X mạch hở thu được hỗn hợp các α-amino axit (no, mạch hở, phân tử đều chứa 1 nhóm −NH2 và 1 nhóm −COOH). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng CuO dư, đun nóng thấy khối lượng CuO giảm 3,84 gam. Cho hỗn hợp khí và hơi sau phản ứng vào dung dịch NaOH đặc, dư thấy thoát ra 448 ml khí N2 (đktc). Thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch HCl dư, đun nóng thu được muối có khối lượng làA. 5,12. B. 4,74. C. 4,84. D. 4,52.
Sắp xếp các amin theo thứ tự bậc amin tăng dần: (1) etylmetylamin, (2) etylđimetylamin, (3) isopropylamin.A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (1). C. (3), (1), (2). D. (3), (2), (1).
Cho 0,3 mol một amin no đơn chức tác dụng với dung dịch HCl (vừa đủ) thu được 24,45 gam muối. CTPT của amin làA. CH3NH2 B. C2H5NH2 C. C3H7NH2 D. C4H9NH2
Đun nóng 45,54 gam hỗn hợp E gồm hexapeptit X và tetrapeptit Y cần dùng 580 ml dung dịch NaOH 1M chỉ thu được dung dịch chứa muối natri của glyxin và valin. Mặt khác, đốt cháy cùng lượng E ở trên trong oxi vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O, N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 115,18 gam. Công thức phân tử của peptit Y làA. C14H26N4O5. B. C17H32N4O5. C. C11H20N4O5. D. C18H32N4O5.
Bốn ống nghiệm đựng các hỗn hợp sau:Benzen + phenol.Anilin + dung dịch H2SO4 (lấy dư).Anilin + dung dịch NaOH.Anilin + nước.Trong ống nghiệm có sự tách lớp (tách thành hai lớp chất lỏng) làA. 1, 2, 3. B. Chỉ có 4. C. 3, 4. D. 1, 4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến