Hỗn hợp nào sau đây không thể hòa tan hoàn toàn trong nước dư?
A. (NH4)2S, MgCl2, AgNO3 B. Zn, KNO3, KOH
C. Cu, KNO3, HCl D. Na, Al2O3, Al
A. Không thể tan hoàn toàn vì:
Ag+ + S2- —> Ag2S
Ag+ + Cl- —> AgCl
B. Có thể tan hoàn toàn vì:
Zn + OH- + NO3- —> ZnO22- + NH3
C. Có thể tan hoàn toàn vì:
Cu + H+ + NO3- —> Cu2+ + NO + H2O
D. Có thể tan hoàn toàn vì:
Na + H2O —> NaOH + H2
Al2O3 + OH- —> AlO2- + H2O
Al + H2O + OH- —> AlO2- + H2
Cho các phản ứng (1) Mg + HCl → (2) FeO + H2SO4 đặc → (3) K2Cr2O7 + HCl đặc → (4) FeS + H2SO4 đặc → (5) Al + H2SO4 loãng → (6) Fe3O4 + HCl → Số phản ứng trong đó ion H+ đóng vai trò chất oxi hóa là
A. 5 B. 1 C. 2 D. 3
Cho các chất sau: (1) glyxin; (2) Axit glutamic; (3) lysin. Các chất trên có cùng nồng độ. Thứ tự tăng dần giá trị pH là
A. (3) < (2) < (1) B. (2) < (1) < (3)
C. (1) < (2) < (3) D. (2) < (3) < (1)
Thổi một luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp rắn gồm Al2O3; MgO; Fe2O3; CuO, nung nóng, thu được chất rắn X. Hòa tan chất rắn X vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được chất rắn Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl dư thu được chất rắn Z. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất rắn Z gồm Cu, Al(OH)3
B. Chất rắn X gồm Al2O3, Mg, Fe, Cu
C. Chất rắn Y gồm MgO, Fe, Cu
D. Chất rắn Y gồm Al(OH)3, Mg(OH)2, Fe, Cu
Bốn kim loại Na; Fe; Al và Cu được đánh dấu không theo thứ tự X, Y, Z, T biết rằng: – X; Y chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy – X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối – Z tác dụng được với H2SO4 đặc, nóng nhưng không tác dụng được với H2SO4 đặc, nguội X, Y, Z, T theo thứ tự là
A. Na, Al, Fe, Cu B. Na, Fe, Al, Cu
C. Al, Na, Cu, Fe D. Al, Na, Fe, Cu
Cho m gam Zn vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M và Fe2(SO4)3 0,5M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X có khối lượng tăng lên 6,62 gam. Giá trị của m là?
A. 13,0. B. 16,25. C. 14,3. D. 11,7.
Bộ dụng cụ chiết dùng để tách hai chất lỏng X, Y được mô tả như hình vẽ
Hai chất X, Y tương ứng là
A. Nước và dầu ăn. B. Benzen và nước.
C. Axit axetic và nước. D. Benzen và phenol.
Cho 0,1 mol phenol tác dụng hoàn toàn với lượng dư hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Khối lượng axit picric hình thành là: 6,87 gam.
B. Axit sunfuric đặc đóng vai trò là xúc tác cho phản ứng nitro hóa phenol.
C. Lượng HNO3 phản ứng là 0,03 mol.
D. Sản phẩm thu được có tên gọi là 2,4,6-trinitro phenol.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho etyl axetat tác dụng với dung dịch KOH (2) Cho KHCO3 vào dung dịch axit axetic (3) Cho glixerol tác dụng với dung dịch Na (4) Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng (5) Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường (6) Đun nóng hỗn hợp triolein và hiđro (xúc tác Ni) Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Hỗn hợp M gồm một este, một axit cacboxylic và một ancol (đều no, đơn chức, mạch hở). Thủy phân hoàn toàn 9,27 gam M bằng lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,15 mol NaOH thu được 4,8 gam một ancol. Cô cạn dung dịch sau thủy phân rồi đem lượng muối khan thu được đốt cháy hoàn toàn thu được 0,075 mol H2O. Phần trăm khối lượng của este có trong M là
A. 23,34%. B. 56,34%. C. 87,38%. C. 62,44%.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl. (b) Cho Al2O3 vào dung dịch HCl loãng dư. (c) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc, nóng dư. (d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến