Hỗn hợp rắn X gồm K, K2O, Al, Al2O3. Hoà tan hoàn toàn m gam X vào nước dư thu được dung dịch Y chỉ chứa 1 chất tan duy nhất và 6,72 lít H2. Sục khí CO2 dư vào Y được 23,4 gam kết tủa. Tính m
Chất tan duy nhất là KAlO2.
—> nKAlO2 = nAl(OH)3 = 0,3
Quy đổi X thành K (0,3), Al (0,3) và O
Bảo toàn electron: nK + 3nAl = 2nO + 2nH2
—> nO = 0,3
—> mX = 24,6
Đốt cháy hoàn toàn 2,94 gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (MX < MY < 148) cần vừa đủ 3,024 lít O2 (đktc) thu được 1,98 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 2,94 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được một ancol và 2,7 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được H2O, Na2CO3 và 0,448 lít CO2 đktc. Phần trăm khối lượng của X trong E?
A. 29,93%. B. 40,81%. C. 61,22%. D. 50,34%
Thủy phân hoàn toàn m kilogam xenlulozơ sau đó lên men rượu sản phẩm để điều chế 20 lít etanol 46°. Biết hiệu suất của cả quá trình là 80%, khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 gam/ml. Giá trị của m là
A. 8,10. B. 16,20. C. 32,40. D. 25,92.
Hai chất X và Y đều có công thức phân tử C9H8O2, đều là dẫn xuất của benzen, đều làm mất màu nước Br2. X tác dụng với dung dịch NaOH cho 1 muối và 1 anđehit, Y tác dụng với dung dịch NaOH cho 2 muối và nước. Các muối sinh ra đều có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của CH3COONa. X và Y tương ứng là:
A. C2H3COOC6H5, HCOOC6H4C2H3.
B. HCOOC2H2C6H5, HCOOC6H4C2H3.
C. C6H5COOC2H3, C2H3COOC6H5.
D. C6H5COOC2H3, HCOOC6H4C2H3.
Cho m gam hỗn hợp bột Al, Al2O3 tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 10,2. B. 11,8. C. 12,9. D. 2,7.
Cho 12,9 gam hỗn hợp bột Zn và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X, V lít khí (đktc) và 6,4 gam chất rắn không tan. Giá trị của V là
A. 2,24. B. 4,48. C. 1,12. D. 3,36.
Cho các polime sau: cao su buna, tơ nilon-6,6, tơ xenlulozơ axetat, tơ olon. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Nung 8,8 gam hỗn hợp Mg và Cu trong không khí, thu được 12 gam hỗn hợp X chỉ chứa hai oxit. Hòa tan hoàn toàn X cần vừa đủ 400 ml dung dịch H2SO4 a mol/lít. Giá trị của a là
A. 0,25M. B. 0,5M. C. 1,0M. D. 0,75M.
Cho 4 ml H2O vào ống nghiêm, cho tiếp 1 mẫu đất đèn bằng hạt ngô vào, quan sát ta thấy ống nghiệm sủi bọt khí. Khí hidrocacbon thoát ra từ thí nghiệm trên là
A. propan. B. metan. C. axetilen. D. etilen.
Cho hỗn hợp E gồm X (C4H11O2N là muối của axit cacboxylic) và chất hữu cơ mạch hở Y (C6H15O3N3) có tỉ lệ mol 2 : 1. Cho 5,805 gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH, đun nóng rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng. Kết thúc thí nghiệm, thu được hơi nước, 0,045 mol etylamin và m gam hỗn hợp Z gồm hai muối khan có cùng số nguyên tử cacbon. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ hơn trong Z là
A. 45,81%. B. 62,84%. C. 42,49%. D. 59,64%.
Tiến hành thí nghiệm thủy phân chất béo rắn (tristearin) theo các bước sau: Bước 1: Cho vào bát sứ 1 gam chất béo rắn (tristearin) và 3 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%. Bước 2: Đun sôi hỗn hợp trong thời gian 35 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, đồng thời thêm vài giọt nước cất. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 5 ml dung dịch NaCl bão hòa, khuấy nhẹ rồi để hỗn hợp nguội dần. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Sau khi thực hiện bước 3, hỗn hợp tách thành hai lớp: phía trên là chất rắn màu trắng, phía dưới là chất lỏng.
B. Sau khi thực hiện bước 2, thu được hỗn hợp chất lỏng đồng nhất.
C. Bước 3, có thể thay dung dịch NaCl bằng dung dịch CaCl2.
D. Phần chất lỏng thu được sau khi tách hết chất rắn có thể hòa tan được Cu(OH)2.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến