Hợp chất A có công thức MX2, trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. Hạt nhân của M có n – p = 4, còn hạt nhân của X có n’ = p’. Biết tổng số hạt proton trong MX2 là 58.
a) Xác định số khối của M và X.
b) Cho biết CTHH của MX2
Số khối của M = 2Z + 4
Số khối của X = 2Z’
%M = (2Z + 4) / (2Z + 4 + 2.2Z’) = 46,67%
Tổng proton = Z + 2Z’ = 58
—> Z = 26 (Fe) và Z’ = 16 (S)
—> M và X có số khối là 56 và 32
A là FeS2.
Ở điều kiện thường Crom có cấu trúc mạng lập phương tâm khối trong đó thể tích các nguyên tử chiếm 68% thể tích tinh thể. Khối lượng riêng của Cr là 7,2 g/cm^3. Nếu coi nguyên tử Cr có dạng hình cầu thì bán kính (nm) của nó gần đúng là
A. 0,125 B. 0,155 C. 0,134 D. 0,165
Hỗn hợp A gồm một axit no, hở, đơn chức và hai axit không no, hở, đơn chức (gốc hiđrocacbon chứa một liên kết đôi), kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho A tác dụng hoàn toàn với 150 ml dung dịch NaOH 2,0 M. Để trung hòa vừa hết lượng NaOH dư cần thêm vào 100 ml dung dịch HCl 1,0 M được dung dịch D. Cô cạn cẩn thận D thu được 22,89 gam chất rắn khan. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn A rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch NaOH đặc, khối lượng bình tăng thêm 26,72 gam. Phần trăm khối lượng của axit không no có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong hỗn hợp A là :
A. 22,78% B. 44,24% C. 35,52% D. 40,82%
Dung dịch X chứa các ion: Na+, Ba2+ và HCO3-. Chia X thành ba phần bằng nhau. Phần một tác dụng KOH dư, thu được m gam kết tủa. Phần hai tác dụng với Ba(OH)2 dư, được 4m gam kết tủa. Đun sôi đến cạn phần thứ ba, thu được V1 lít CO2 (dktc) và chất rắn Y. Nung Y đến khối lượng không đổi, thu được V2 lít CO2 (dktc). Tỉ lệ V1: V2 băng bao nhiêu?
A. 1 : 3. B. 3 : 2. C. 2 : 1. D. 1 : 1.
Cho 1,792 lít O2 tác dụng hết với hỗn hợp X gồm Na, K và Ba thu được hỗn hợp rắn Y chỉ gồm các oxit và các kim loại dư. Hòa tan hết toàn bộ Y vào H2O lấy dư, thu được dung dịch Z và 3,136 lít H2. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch NaHCO3, thu được 39,4 gam kết tủa. Mặt khác, hấp thụ hoàn toàn 10,08 lít CO2 vào dung dịch Z, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc. Giá trị của m là
A. 14,75. B. 39,40. C. 29,55. D. 44,32.
Cho 4,96 gam hỗn hợp Ca, CaC2 tác dụng hết với H2O thu được 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X. Đun nóng hỗn hợp khí X có mặt chất xúc tác thích hợp một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn hỗn hợp khí Y từ từ vào dung dịch nước Brom dư thấy còn lại 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí Z có tỷ khối hơi với H2 bằng 4,5. Khối lượng bình nước brom tăng lên là
A. 0,8 gam. B. 0,54 gam. C. 0,36 gam. D. 1,04 gam.
Chia 29,6 gam hỗn hợp gồm kim loại R, oxit và muối sunfat của cùng kim loại (hóa trị không đổi) thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Hòa tan hết bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch A và khí B. Lượng khí B này tác dụng vừa đủ với 16 gam CuO. Cho tiếp dung dịch KOH dư vào A. Sau khi phản ứng kết thúc lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 14 gam chất rắn.
Phần 2: Cho tác dụng với 200ml dung dịch CuSO4 2M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc bỏ chất rắn, cô cạn phần dung dịch thu được 62 gam chất rắn.
Cho 38,6 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và FeCO3 vào một bình không chứa không khí. Nung bình đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 9,24 lít hỗn hợp khí Y gồm 3 khí và m gam chất rắn Z. Giá trị của m là
A. 22,88 gam B. 20,00 gam C. 20,59 gam D. 18,00 gam
Hòa tan hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp A gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại R vào dung dịch HCl 7,3% vưa đủ thu được dung dịch D và 3,36 lít khí CO2 đktc. Nồng độ MgCl2 trong dung dịch D bằng 6,028%
Em đọc trong các bài tập có những bài ghi Mg2+, H+, HCO3-…. Các dấu “+” “-” có nghĩa là gì ạ
một hỗn hợp A gồm 2 peptit X,Y chỉ được tạo bởi các amino axit no, hở, phân tử có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2, có công thức dạng CxHyO6N5 và CmHnO7N6. Đun nóng 0.7 mol A với dung dịch KOH dư thì thấy có 3.9 mol KOH phản ứng và thu được m gam muối. Đốt cháy 66,075 g hỗn hợp A rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 147,825 gam. Tính m.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến