Hợp chất A có công thức phân tử C5H12O, khi oxi hoá A cho chất B, chất B phản ứng được với phenylhiđrazin và phản ứng iodofom. Mặt khác, A có thể tách nước tạo thành hiđrocacbon C (C5H10). Oxi hoá C được axeton. Xác định công thức cấu tạo của A
B có phản ứng iodofom nên B có dạng R-CO-CH3 —> A là ancol bậc II.
Oxi hóa C tạo axeton nên C là (CH3)2C=CH-CH3
—> A là (CH3)2CH-CHOH-CH3
X và Y là hai este đơn chức có một liên kết C = C, Z là este no hai chức, đều mạch hở (nX = nY, CX ≠ CY, MX < MY) . Cho 20,95 gam hỗn hợp X ,Y, Z tác dụng vừa đủ với 0,25 mol NaOH thu được hỗn hợp F gồm hai ancol đồng đẳng liên tiếp và m gam muối. Lấy lượng muối sinh ra cho tác dụng với hỗn hợp NaOH dư, CaO nung nóng thì thu được 4,7 gam 3 hiđrocacbon . Cũng lượng muối trên nếu đem đốt cháy thì thu được 10,08 lít CO2 (đktc). % khối lượng của X trong hỗn hợp đầu là
A. 20,25%. B. 52,20%. C. 25,20%. D. 20,52%.
Cho 0,51g hỗn hợp A ở dạng bột gồm Fe và Mg vào 100ml dung dịch CuSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc thu được 0,69g chất rắn B và dung dịch C. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch C, lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 0,45g chất rắn D.
a. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng.
b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A
c. Hòa tan hoàn toàn chất rắn B trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được V lít khí SO2 duy nhất ở đktc. Tính V?
Khử 3,48g 1 oxit kim loại M cần dùng 1,344l H2 (đktc). Toàn bộ lượng kim loại thu được cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,008l khí H2 (đktc). Tìm khối lượng M và oxit của nó.
Đốt cháy 16,4 gam hỗn hợp 2 hidrocacbon kế tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 48,4 gam CO2 và 28,8 gam H2O. Xác định công thức phân tử của 2 hidrocacbon.
1.CnH2n+2=>A1=>Caosubuna
2.A1+HBr=>A2,A3 (A2,A3 đều là sản phẩm chính và có công thức phân tử C4H7Br)
3.CmH2m+2=>A4=>Caosupren
A4+Br2=>A5,A6,A7 ( Có cùng công thức phân tử C5H8Br2)
Cho 48,72 gam một muối kim loại X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, sau phản ứng sinh ra 3,136 lít NO (dktc) và a mol CO2. Giá trị của a gần nhất với
A. 0,3. B. 0,4. C. 0,5. D. 0,55
Hiđrat hóa hoàn toàn 1 anken X thu được 0,5 mol hỗn hợp gồm 2 ankanol đồng phân. Cho toàn bộ hỗn hợp ancol này phản ứng với CuO dư, đun nóng thì khi phản ứng xong thu được 0,9 mol hỗn hợp hơi Y. Cho toàn bộ Y phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng. Phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam Ag?
A. 172,8 gam. B. 86,4 gam. C. 97,2 gam. D. 108,0 gam.
Hỗn hợp E gồm hai este X và Y (MX < MY) đều mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon và không phân nhánh. Cho 6,36 gam E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 3,408 gam hỗn hợp Z gồm hai ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho 3,408 gam Z tác dụng với CuO (dư) nung nóng, lấy toàn bộ sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư) đun nóng, thu được 36,288 gam Ag. Đốt cháy hoàn toàn 6,36 gam E cần vừa đủ 5,5104 lít O2 (đktc). Phần trăm khối lượng của este X trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 33. B. 68. C. 52. D. 47.
Oxi hoá ancol etylic với O2 trong điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp X gồm anđehit, axit, ancol dư và nước. Chia hỗn hợp X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na dư, thu được 6,272 lít H2 (đktc). Trung hoà phần 2 bằng dung dịch NaOH 2M thấy hết 120 ml. Vậy % ancol etylic bị oxi hóa thành axit là
A. 42,86%. B. 66,7%. C.85,7%. D. 75%
Oxi hóa 25,6 gam metanol (hiệu suất 75%, trong điều kiện xúc tác và nhiệt độ thích hợp) thu được hỗn hợp G gồm metanal, metanol, metanoic và nước. Lấy 1/2 G phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thu được m gam Ag. Mặt khác lấy 1/4 G phản ứng trung hòa hoàn toàn vừa đủ với 50 ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của m là
A. 43,2. B. 86,4. C. 108,0. D. 129,6.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến