II. Complete the sentence with a suitable word. 1. The Temple of Literature was _____________ in 1070. 2. Thong Nhat _____________ is a landmark in Ho Chi Minh City. 3. Ha Long Bay was recognised by UNESCO as a World _____________ Site. 3. Khue Van Pavilion was chosen as the _____________ of Hanoi. 4. The Imperial Academy was regarded as the _____________ university in Viet Nam. 5. The One Pillar _____________ was built in 1049. 7. Chu Van An was _____________ in 1292 in Van Thon Village. 8. Tran Quoc Pagoda is _____________ at the southeastern shore of West Lake.

Các câu hỏi liên quan

Cảm nhận về thiên nhiên qua ba bài thơ “Vội vàng” (Xuân Diệu), “Tràng giang” (Huy Cận) và “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử). Gợi ý: 1. Giới thiệu vấn đề - Phong trào Thơ Mới (1930 – 1945) đã tái hiện hình ảnh thiên nhiên (TN) đa dạng, nhiều màu sắc và gợi cảm; thể hiện sự độc đáo trong thế giới nội tâm cũng như phong cách nghệ thuật của mỗi tác giả - Hình tượng TN trong ba bài thơ “Vội vàng” (Xuân Diệu), “Tràng giang” (Huy Cận), “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử). 2. Hình tượng TN – vẻ đẹp chung - TN là đề tài, nguồn cảm hứng quen thuộc trong thơ ca từ văn học dân gian đến VH trung đại và hiện đại đều có những bức tranh TN tuyệt đẹp theo những cách cảm nhận riêng của mỗi thời, mỗi người, bộc lộ sâu sắc tình yêu quê hương đất nước Chú ý: Hoc sinh có thể mở rộng ý so sánh - TN đẹp gần gũi, sống động và hữu tình (Học sinh so sánh thiên nhiên trong VH trung đại TN ước lệ, quy phạm), một dòng sông, cây đa, bến nước, vườn, đêm trăng xứ Huế…. - TN được cảm nhận bằng con mắt cá nhân, thấm đẫm cảm xúc của cái Tôi trữ tình, TN đồng quê trong thơ của Nguyễn Bính, TN mênh mang trong thơ của Huy Cận, TN rạo rực sức sống trong thơ Xuân Diệu, TN đẹp hư ảo trong thơ Hàn Mặc Tử… - TN đẹp nhưng phảng phất buồn ( HS có thể lí giải nguyên nhân hoàn cảnh xã hội và quan niệm thẩm mĩ). 3. Hình tượng TN - vẻ đẹp riêng a, “Vội vàng” - TN đẹp, đầy sức sống, đầy xuân sắc và xuân tình, chan chứa cả niềm vui và nỗi buồn từ những ám ảnh về thời gian .Cõi vườn trần – nơi muôn vật, muôn loài dào dạt trong trạng thái giao cảm của sự sống và tình yêu - như thiên đường mặt đất. - TN được cảm nhận bằng con mắt “xanh non, biếc rờn”, cái nhìn tình tứ và quan niệm lấy con người làm chuẩn mực để so sánh nên mang vẻ đẹp trẻ trung xuân sắc, gợi cảm và mang dáng dấp của tuổi trẻ, tình yêu và thiếu nữ hết sức quen thuộc mà rất hấp dẫn. b, “Tràng giang” -Được gợi tứ từ dòng sông Hồng, hình tượng TN trong “Tràng giang” mênh mông vô biên và quạnh hiu hoang vắng, mang hình ảnh của cái Tôi như người lữ thứ bơ vơ trước thời cuộc và trôi dạt trong không gian song vẫn thiết tha với tạo vật và “nỗi nhớ nhà” - TN với vẻ đẹp cổ kính, thấm đượm chất Đường thi (thi đề, thi tứ, thi liệu, những thủ pháp nghệ thuật…) c, “Đây thôn Vĩ Dạ” - Cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế mộng và thơ là sự giao chuyển nhiều cảnh theo lối bất định không tuân theo tính liên tục của thời gian và tính duy nhất của không gian từ cảnh thôn Vĩ tươi tắn trong nắng mai đến cảnh sông nước đêm trăng huyền ảo đến chốn sương khói mông lung… - Diện mạo cõi trần gian gửi niềm thiết tha gắn bó của thi sĩ với cuộc sống. 4. Khái quát chung - Kế thừa tinh hoa văn học dân tộc (có ảnh hưởng thơ Đường), ảnh hưởng thơ tượng trưng Pháp, ba tác giả đã thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại để cảm nhận TN đẹp, gợi hình, gợi cảm, với điệu hồn cảm xúc và cách biểu hiện mới mẻ(thể thơ, ngôn ngữ, nâng cao chất nhạc của thơ ca (nhịp, thanh, vần…)