III. Supply the correct form of the words in brackets. 1. You must put all the _____________ in the cupboard. (CHEMISTRY) 2. I am going to the shop for a rice_________________. (COOK) 3. I am happy that he got home _______________. (SAFE) 4. The ____________ of atom bomb is very terrible. (DESTROY) 5. You must put all medicines in ____________ cupboards. (LOCK)

Các câu hỏi liên quan

trả lời hêt mìk cho 5 sao TRƯỜNG THCS MỖ LAO NĂM HỌC 2021-2022 Môn thi: Ngữ văn 8 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I (6.0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. “Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì , ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy , hay bữa trai, bữa ốc. Tôi nói cuyện lão với vợ tôi. Thị gạt phắt đi: - Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ! Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ! Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão? Chính con mình cũng đói… Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương…” (Ngữ văn 8, tập 1, trang 44) Câu 1: (0.75 điểm) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Nêu thể loại của văn bản. Câu 2: (1.0 điểm) Nêu nội dung của đoạn trích bằng một câu văn hoàn chỉnh. Câu 3: (1.25 điểm) Tìm một trường từ vựng có trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của nó. Câu 4: (1.5điểm) Trình bày cách hiểu của em về suy nghĩ của ông giáo qua đoạn văn: “ Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương…” Câu 5: (1.5 điểm) Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu giới thiệu về nhân vật ông giáo trong văn bản có đoạn trích trên. (trong đoạn văn có sử dụng trợ từ). HS gạch chân và chú thích. Phần II (4.0 điểm) Sau khi học xong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Trích trong tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố), em hãy tưởng tượng mình là người được chứng kiến cảnh chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ, người nhà lí trưởng và kể lại chuyện đó bằng một đoạn văn.

Câu 24. Tại sao nói “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển là thời cơ đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI”? A. Tạo môi trường hòa bình để các dân tộc phát triển và cơ hội hợp tác để các nước tăng cường hợp tác về mọi mặt. B. Không bị chiến tranh đe dọa, tập trung phát triển đất nước. C. Có điều kiện ổn định về chính trị để phát triển. D. Có điều kiện để tăng cường mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực. Câu 25. Bản chất của toàn cầu hóa là gì? A. Tăng lên mạnh mẽ sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới. B. Sự tác động mạnh mẽ của các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới. C. Sự hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn. D. Sự tăng lên mạnh mẽ quan hệ thương mại quốc tế. Câu 26. Biểu hiện nào dưới đây phản ánh đúng xu thế toàn cầu hóa hiện nay? A. Sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ thương mại quốc tế. B. Sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất. C. Sự tăng trưởng cao của các nền kinh tế thế giới. D. Sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế giữa các nước trên thế giới. Câu 27. Tổ chức nào dưới đây là tổ chức liên kết kinh tế thương mại lớn nhất thế giới? A. WTO. B. APEC. C. ASEM. D. NAFTA. Câu 28. Đứng trước tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên con người cần dựa vào nhân tố nào sau đây? A. Nguồn năng lượng mới, vật liệu mới. B. Hệ thống máy tự động. C. Công cụ sản xuất mới. D. Nguồn năng lượng tái tạo. Câu 29. Tác động nổi bật nhất của cuộc cách mạng khoa hoc-kĩ thuật hiện đại đối với thế giới là gì? A. Sự hình thành xu thế toàn cầu hóa. B. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ quốc tế. C. Sự ra đời các tổ chức liên kết kinh tế, chính trị quốc tế. D. Sự phát triển và tác động của các công ty xuyên quốc gia. Câu 30. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn nhằm mục tiêu gì? A. Tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. B. Đẩy mạnh quan hệ thương mại quốc tế. C. Tăng nhanh sự phát triển của công ti. D. Đẩy mạnh xu hướng toàn cầu hoá. Câu 31. Ý nghĩa then chốt, quan trọng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ là gì? A. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất. B. Tạo ra khối lượng hàng hóa đồ sộ. C. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng. D. Đem lại sự tăng trưởng cao về kinh tế. Câu 32. Cách mạng khoa học-kĩ thuật đặt ra cho các dân tộc yêu cầu gì cho sự sinh tồn của trái đất? A. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. B. Bảo vệ môi trường sinh thái. C. Bảo vệ nguồn năng lượng sẵn có. D. Bảo vệ nguồn sống con người. Câu 33. Vấn đề nào sau đây có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay? A. Nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới. B. Nắm bắt thời cơ hội nhập quốc tế. C. Tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài. D. Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật. Câu 34. Quan hệ thương mại quốc tế tăng lên mạnh mẽ đã phản ánh vấn đề nào sau đây? A. Nền kinh tế các nước trên thế giới quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau. B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới ngày càng cao. C. Thu nhập quốc dân của tất cả các nước trên thế giới tăng D. Các công ti xuyên quốc gia đẩy mạnh hoạt động ở các nước đang phát triển. Câu 35. Thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay là gì? A. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường quốc tế. B. Trình độ quản lí còn thấp. C. Trình độ của người lao động còn thấp. D. Chưa tận dụng tốt nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài. Câu 36. Trong giai đoạn hiện nay để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta cần phải làm gì? A. Tiến hành cải cách sâu rộng. B. Thành lập các công ty lớn. C. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài. D. Khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế. Câu 37. Cơ hội lớn nhất của nước ta trước xu thế toàn cầu hoá hiện nay là gì? A. Tiếp thu thành tựu của cách mạng khoa học- công nghệ. B. Xuất khẩu được nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới. C. Nhập khẩu hàng hoá với giá thấp. D. Tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài. Câu 38. Trong xu thế phát triển chung của thế giới hiện nay, Việt Nam có những thời cơ gì để phát triển? A. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng KH-KT. B. Có được thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hóa. C. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động. D. Ứng dụng các thành tựu KH-KT vào sản xuất. Câu 39. Đảng ta nhận định như thế nào về tác động của xu hướng toàn cầu hóa đối với Việt Nam? A. Là cơ hội đồng thời cũng là thách thức lớn đối với sự phát triển dân tộc. B. Là cơ hội lớn để Việt Nam vươn lên, hiện đại hóa đất nước. C. Là một thách thức lớn đối với những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. D. Không có ảnh hưởng gì đối với Việt Nam.