1. HCST: vào 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc, đất nước thống nhất, lăng chủ tich Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, tác giả ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác
2. Hình ảnh cây tre trong khổ thơ trên đã được nhắc đến những câu thơ trong khổ thơ đầu. tác giả miêu tả hình ảnh hàng tre bên lăng Bác “bát ngát” trong sương. Đây là một hình ảnh rất quen thuộc và bình dị của làng quê Việt Nam.
Tác giả đã làm nổi bật lên những đặc điểm của cây tre: màu xanh xanh, dù cho bão tố, “bão táp mưa sa” cũng không bị đổ ngã mà vẫn mãnh mẹ bám trụ và “thẳng hàng”.
-> Hình ảnh cây tre này mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc cho tâm hồn thanh cao, sức sống bền bỉ, đoàn kết và kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam.
3. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ trước lúc khi trở về miền Nam được thể hiện rõ nét qua khổ cuối. Tác giả “thương trào nước mắt”, gói trọn biết bao thương yêu, xót xa và kính trọng. Tác giả khao khát được hóa thân để được mãi bên Bác qua điệp ngữ: “muốn làm”. Muốn làm con chim để để mang tiếng hót vui vẻ đến với Bác, làm đóa hoa để tỏa hương tô điểm cuộc đời, làm cây tre gần gũi ẩn dụ cho vẻ đẹp thủy chung, son sắt của người Việt. Hình ảnh cây tre xuất hiện ở đầu bài thơ được nhấn mạnh với kết cấu đầu cuối tương ứng như một lời thề sắt son của nhà thơ nói riêng, nhân dân Việt Nam nói chung nguyện đi theo con đường của Bác. Ôi, nguyên ước của tác giả thật chân thành và xúc động. Nguyện ước của tác giả cũng chính là của toàn thể con dân Việt NAm, Mỗi người đều luôn nhớ ơn công lao to lớn vĩ dại của Bác. Bác- vị lãnh tụ vĩ đại nhất của dân tộc mãi là vì sao sáng nhất trên bầu trời dân tộc ta.
4.
Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến
- Tên: Mùa Xuân nho nhỏ của Thanh Hải