Khi cho 5,4g một kim loại tác dụng với oxi không khí ta thu được 10,2g oxit cao nhất có công thức M2O3
Xác định kim loại và thể tích không khí cần dùng trong phản ứng trên (đkc), biết không khí có 20% O2
nO2 = (10,2 – 5,4)/32 = 0,15
4X + 3O2 —> 2X2O3
0,2…..0,15
—> MX = 5,4/0,2 = 27
—> X là Al
Không khí chứa 20%O2 nên:
Vkk = 0,15.22,4/20% = 16,8 lít
Cho hỗn hợp A gồm kim loại R (hóa trị I) và kim loại X (hóa trị II). Nếu cho cùng một lượng khí clo lần lượt tác dụng hoàn toàn với kim loại R và kim loại X thì khối lượng của R đã phản ứng gấp 3,375 lần khối lượng kim loại X đã phản ứng. Khối lượng muối clorua của R thu được gấp 2,126 lần khối lượng muối clorua của X đã tạo thành. Xác định kim loại R, X.
Cho X là một peptit chứa 3 liên kết peptit trong phân tử. Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol X bằng dung dịch NaOH (lấy dư gấp đôi so với lượng cần thiết) rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được chất rắn có khối lượng tăng m gam so với peptit ban đầu. Giá trị của m là:
A. 60,4 B. 76,4 C. 30,2 D. 38,2
Một hỗn hợp X gồm 2 kim loại Cu và Ag. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong dung dịch chứa 2 axit HNO3 và H2SO4 thu được dung dịch Y chứa 7,06 gam muối và hỗn hợp khí Z chứa 0,05 mol NO2 và 0,01 mol SO2. Tính giá trị của m
Hỗn hợp bột X gồm 3 kim loại Ba, Na, Zn có tỉ lệ mol tương ứng là 2:3:x. Cho 7,98 gam X vào lượng nước dư thu được V lít khí (đktc). Nếu cũng lượng X trên cho vào dung dịch KOH dư thì thu được 2,352 lít khí (đktc). Giá trị của V là: A. 1,568 B. 2,352 C. 3,136 D. 1,12
Khi hoà tan hết cùng một lượng kim loại R vào dung dịch HNO3 loãng vừa đủ và vào dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thì lượng khí NO và khí H2 thoát ra có thể tích bằng nhau (cùng điều kiện). Đem cô cạn dung dịch thì nhận được lượng muối sunfat bằng 62,81% lượng muối nitrat. Xác định kim loại R ?
Cao su buna-N được tạo ra do phản ứng đồng trùng hợp giữa buta-1,3- đien với acrilonitrin. Đốt cháy hoàn toàn một lượng cao su buna N với không khí vừa đủ (chứa 80%N2 và 20% O2), sau đó đưa hỗn hợp sau phản ứng về 136,5 độ C thu được hỗn hợp khí và hơi Y (chứa 14,41 % CO2 về thể tích). Tỉ lệ mắt xích giữa buta-1,3-đien và acrilonitrin là
A. 3:2 B. 1:2 C. 2:1 D. 2:3
X là một hexapeptit cấu tạo từ một aminoaxit H2NCnH2nCOOH (Y). Trong Y có tổng % khối lượng nguyên tố oxi và nito là 61,33%. Thủy phân hết m(g) X trong môi trường axit thu được 30,3 (g) pentapeptit 19,8 (g) đipeptit và 37,5 (g) Y. Giá trị của m là?
A. 100 gam. B. 78 gam. C. 84 gam. D. 69 gam.
A là hỗn hợp các muối Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 . Trong đó N chiếm 16,03% về khối lượng. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch chứa 65,5 gam muối A. Lọc kết tủa thu được đem nung nóng trong chân không đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu gam oxit?
A.17
B.18
C.19
D.20
Hỗn hợp A gồm sắt và 2 oxit sắt của nó. Cho m gam A tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và thoát ra 2,24 lit SO2 (đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z tới khối lượng không đổi thì thấy khối lượng giảm 7,02 gam. Tính m
A. 11,2 B. 19,2 C. 14,4 D. 16
Thổi hỗn hợp khí CO và H2 đi qua a gam hỗn hợp gồm CuO và Fe3O4 có tỉ lệ mol 1:2, sau phản ứng thu được b gam chất rắn A. Hòa tan hoàn toàn b gam A bằng dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X (không chứa ion Fe2+). Cô cạn dung dịch X thu được 41 gam muối khan. Tính a
A. 9,8 B. 10,6 C. 12,8 D. 13,6
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến