Ở ruồi giấm, gen B quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen b quy định thân đen; gen V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen v quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và cách nhau 17 cM. Lai hai cá thể ruồi giấm thuần chủng (P) thân xám, cánh cụt với thân đen, cánh dài thu được F1. Cho các ruồi giấm F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau. Biết hoán vị gen chỉ xảy ra ở rồi cái. Tính theo lí thuyết, ruồi giấm có kiểu hình thân xám, cánh dài ở F2 chiếm tỉ lệA.50%.B.64,37%.C.41,5%.D.56,25%.
Cho tự thụ phấn F1 dị hợp tử hai cặp gen (tròn, ngọt) thu được 4 loại kiểu hình trong đó 1% cây quả ngắn, chua. Xác định kiểu gen của F1.A.B.C.D.
Hiện tượng tác động đa hiệu của gen làA.nhiều gen có thể tương tác với nhau để biểu hiện lên một tính trạng. B.một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.C.một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của một tính trạng.D.nhiều gen có thể tương tác với nhau để biểu hiện lên nhiều tính trạng khác nhau.
Trong phép lai một cặp tính trạng người ta thu được tỉ lệ kiểu hình ở con lai là 135 cây hoa tím : 45 cây hoa vàng : 45 cây hoa đỏ và 15 cây hoa trắng. Qui luật di truyền nào sau đây đã chi phối tính trạng màu hoa nói trên?A.Quy luật phân li.B.Quy luật phân li độc lập.C.Quy luật trội không hoàn toàn.D.Quy luật tương tác bổ sung.
Ở ngô tính trạng chiều cao của cây do 3 cặp gen không alen (A1, a1, A2, a2, A3, a3), phân li độc lập và cứ mỗi gen trội có mặt trong tổ hợp gen sẽ làm cho cây thấp đi 20 cm. Cây cao nhất có chiều cao 210 cm. Khi giao phấn giữa cây cao nhất và cây thấp nhất, cây lai thu được sẽ có chiều cao làA.90 cm.B.120 cm. C.150 cm.D.160 cm.
Ở một loại thực vật, cho F1 tự thụ phấn thì F2 thu tỉ lệ 9 thân cao : 7 thân thấp. Để đời lai thu tỉ lệ 3 thân cao : 1 thân thấp thì F1 phải lai với cây có kiểu gen:A.aabb.B.aaBb.C.AABb.D.AaBb.
Có 2 cặp gen không alen cùng tương tác với nhau hình thành nên một tính trạng. Nếu P thuần chủng, F1 dị hợp về hai cặp gen thì để cơ thể F1 khi đem lai phân tích cho tỉ lệ kiểu hình là 3 : 1 thì kiểu tương tác giữa hai kiểu gen trên sẽ làA.9 : 7.B.9 : 3 : 3 : 1.C.9 : 6 : 1.D.9 : 3 : 4.
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa đỏ, khi chỉ có một loại alen trội A hoặc B thì cho hoa hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa trắng. Cho cây hoa hồng thuần chủng giao phấn với cây hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa hồng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với tất cả các thông tin trên?(1) AAbb × AaBb (3) AAbb × AaBB (5) aaBb × AaBB (2) aaBB × AaBb (4) AAbb × AABb (6) Aabb ×AABb Đáp án đúng là:A.(3), (4), (6).B.(2), (4), (5), (6).C.(1), (2), (3), (5). D.(1), (2), (4).
Lai 2 dòng hoa trắng thuần chủng thu được F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 lai phân tích, đời lai thu được tỉ lệ 3 hoa trắng: 1 hoa đỏ. Có thể kết luậnA.màu sắc hoa bị chi phối bởi 2 cặp gen tương tác kiểu bổ sung. B.màu sắc hoa di truyền trội lặn không hoàn toàn.C.màu sắc hoa bị chi phối bởi 2 cặp gen tương tác kiểu cộng gộp.D.hoa hồng là trội hoàn toàn so với hoa trắng.
Người ta cho hai thứ ngô thuần chủng, thân cao giao phấn với thân thấp, thu được F1 toàn thân cao. Cho các cây F1 giao phấn với nhau thu được F2 với 639 cây cao và 491 cây thấp. Chiều cao cây ngô di truyền theo quy luật:A.phân ly độc lập.B.tương tác cộng gộp.C.tương tác bổ sung.D.Trội không hoàn toàn.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến