Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí CO2 (ở đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là:
A. m = 2a – V/22,4. B. m = 2a – V/11,2.
C. m = a + V/5,6. D. m = a – V/5,6
nCO2 = V/22,4 —> nC = V/22,4
nH2O = a/18 —> nH = a/9
n ancol = nH2O – nCO2 = a/18 – V/22,4
—> nO = n ancol = a/18 – V/22,4
m = mC + mH + mO = 12V/22,4 + a/9 + 16(a/18 – V/22,4) = a – V/5,6
Hỗn hợp hai kim loại kiềm tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ rồi cô cạn thì nhận được m1 gam muối khan. Cùng lượng hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch H2SO4 vừa đủ rồi cô cạn thì nhận được m2 gam muối khan. a. Thiết lập biểu thức tính tổng số mol 2 kim loại theo m1.
b. Nếu m2 = 1,1807m1 thì hai kim loại kiềm kế tiếp nhau là nguyên tố nào? Với m1 + m2 = 90,5. Tính khối lượng kết tủa tạp ra từ (m1 + m2) gam muối trên tác dụng với BaCl2 dư
Tiến hành tổng hợp NH3 từ hỗn hợpX gồm N2 và H2 có tỉ khối hơi so với H2 là 4,25 thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 6,8. Tính hiệu suất tổng hợp NH3
Dẫn từ từ một lượng khí CO2 vào 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,02M ta thu được 0,5 g kết tủa. Tính thể tích CO2 đã phản ứng ở 27,3C và 1 atm
Trong một bình kín chứa hơi este no đơn chức hở A và một lượng O2 gấp đôi lượng O2 cần thiết để đốt cháy hết A ở nhiệt độ 140oC và áp suất 0,8 atm. Đốt cháy hoàn toàn A rồi đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm. A có công thức phân tử là
Thực hiện các thí nghiệm sau :
Thí nghiệm 1: Cho m gam Al2(SO4)3 tác dụng hoàn toàn với 160ml dung dịch Ba(OH)2 2M thu được 2,2564a gam kết tủa. Thí nghiệm 1: Cho m gam Al2(SO4)3 tác dụng hoàn toàn với 190ml dung dịch Ba(OH)2 2M thu được 2a gam kết tủa. Tính m, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Đốt cháy cùng số mol như nhau của 3 hidrocacbon A, B, C thu được lượng CO2 như nhau, còn tỉ lệ giữa số mol CO2 và H2O đối với A, B, C lần lượt là 0,5; 1; 1,5. A, B, C là những chất nào?
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol X no, mạch hở cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Mặt khác, nếu cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dung dịch có màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X tương ứng là:
A. 9,8 và propan-1,2-điol. B. 4,9 và propan-1,2-điol.
C. 4,9 và propan-1,3-điol. D. 4,9 và glixerol.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng, thu được 3,808 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị của m là:
A. 5,42. B. 7,42. C. 5,72. D. 4,72.
Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 2 ancol (đều no, đa chức, mạch hở, có cùng số nhóm -OH) cần vừa đủ V lít khí O2, thu được 11,2 lít khí CO2 và 12,6 gam H2O (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của V là :
A. 11,20. B. 14,56. C. 4,48. D. 15,68.
Cho 13,74 gam 2,4,6-trinitrophenol vào bình kín rồi nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được x mol hỗn hợp khí gồm: CO2 , CO, N2 và H2. Giá trị của x là:
A. 0,45. B. 0,60. C. 0,36. D. 0,54
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến