Khi lên men 360 gam glucozơ thành ancol etylic với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là
A. 138 gam. B. 184 gam. C. 92 gam. D. 276 gam.
nC6H12O6 = 360/180 = 2 mol
C6H12O6 —> 2C2H5OH + 2CO2
2……………………….4
—> mC2H5OH = 4.46 = 184 gam
Khi cho 3,75 gam axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) tác dụng hết với dung dịch NaOH, khối lượng muối tạo thành là
A. 9,70 gam. B. 4,85 gam.
C. 10,00 gam. D. 4,50 gam.
Nung hỗn hợp X gồm 5,4 gam Al và m gam Fe2O3, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Hỗn hợp Y tác dụng vừa hết với V ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là
A. 400. B. 200. C. 100. D. 150.
Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam kim loại R có hóa trị II bằng khí oxi, thu được 8 gam oxit. Kim loại R là
A. Sr. B. Mg. C. Ca. D. Zn.
X, Y, Z lần lượt là ankan, ankadien liên hợp và ankin, cùng ở thể khí. Đốt cháy 2,45 lít hỗn hợp trên cần 14,7 lít O2 thu được số mol CO2 bằng số mol H20. Các thể tích khí đi ở 25 độ và 1 atm. Tìm các chất trên.
8,6 gam hỗn hợp X gồm hidrocacbon A (mạch hở, thể khí) và H2 tác dụng vừa đủ với 0,4 mol Br2 trong dung dịch, còn khi đốt cháy hoàn toàn X tạo ra 0,6 mol CO2. Công thức của A và %thể tích của A là?
Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức và một este hai chức (trong đó có hai este có chứa vòng benzen). Đốt cháy hoàn toàn 22,96 gam X cần dùng 1,23 mol O2, thu được CO2 và 12,6 gam H2O. Nếu đun nóng 22,96 gam X cần dùng tối đa 13,6 gam NaOH trong dung dịch, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng và hỗn hợp X gồm ba muối. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 5,94 gam. Tổng khối lượng muối của axit cacboxylic có trong Z là
A. 18,40. B. 16,76. C. 15,50. D. 16,86.
Hỗn hợp X gồm Na, K, Ca. Ba. Hòa tan hoàn toàn 1,788 gam X vào nước, thu được dung dịch Y và 537,6 ml khí H2 (đktc). Dung dịch Z gồm H2SO4 và HCl, trong đó số mol HCl gấp hai lần số mol của H2SO4. Trung hòa dung dịch Y bằng dung dịch Z tạo ra m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 4,460. B. 4,656. C. 3,792. D. 2,790.
Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 dư vào 100 ml dung dịch X chứa hỗn hợp gồm AlCl3 và Al2(SO4)3, sự phụ thuộc số mol kết tủa với số mol Ba(OH)2 được biểu thị theo đồ thị sau:
Nếu cho 400 ml dung dịch NaOH 2M vào 100 ml dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 10,92. B. 14,04. C. 15,60. D. 12,48.
Điện phân dung dịch X chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 5A, sau thời gian t giây, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí ở anot có tỉ khối so với H2 bằng 25,75. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào Y đến khi bắt đầu xuất hiện kết tủa thì đã dùng 200 ml. Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian 2t giây thì thu được tổng số mol khí ở hai điện cực là a mol (số mol khí thoát ra ở điện cực này gấp 5 lần số mol khí thoát ra ở điện cực kia). Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Cho các nhận định sau: (a) Giá trị của m là 48,25 gam. (b) Nếu thời gian điện phân là 9650 giây thì nước bắt đầu điện phân ở cả hai cực. (c) Giá trị của a là 0,24 mol. (d) Giá trị của t là 5790 giây. Số nhận định đúng là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Hòa tan hết 30,88 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe3O4 và FeCO3 trong dung dịch chứa a mol HCl và 0,12 mol HNO3, thấy thoát ra hỗn hợp khí X (gồm CO2, NO và 0,02 mol N2); đồng thời thu được dung dịch Y có khối lượng tăng 27,36 gam so với dung dịch ban đầu. Tỉ khối hơi của X so với He bằng 8,8. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào Y thấy lượng AgNO3 phản ứng là 261,8 gam, thu được 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của a là
A. 1,48. B. 1,42. C. 1,46. D. 1,40.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến