Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Tỉ lệ y : x là:
A. 16. B. 11. C. 15. D. 13.
Khi nNaOH = 0,56 hoặc 7a + 0,08 đều thu được x mol kết tủa nên:
0,56 = a + 3x (1)
7a + 0,08 = a + 4b – x (2)
Khi nNaOH = 1,04 hoặc y đều thu được x + 0,8a mol kết tủa nên:
1,04 = a + 3(x + 0,8a) (3)
y = a + 4b – (x + 0,8a) (4)
(1)(2)(3)(4) —> a = 0,2; b = 0,35; x = 0,12; y = 1,32
—> y : x = 11
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HNO3 vào dung dịch NaHCO3.
(b) Đun nóng ống nghiệm chứa bột (NH4)2CO3.
(c) Cho SiO2 vào dung dịch HNO3.
(d) Cho NaOH vào dung dịch NaHCO3.
(e) Sục khí NH3 vào dung dịch AlCl3.
(f) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH.
Số thí nghiệm có phản ứng hóa học xảy ra là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác bằng cách đẩy nuớc như hình vẽ dưới đây:
Khí X là
A. Cl2. B. NH3. C. HCl. D. O2.
Cho hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức, mạch hở Y và Z (Z có nhiều hơn Y một nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 1,53 mol O2. Mặt khác, thủy phân hết m gam X cần dung dịch chứa 0,3 mol KOH sau phản ứng thu được 35,16 gam hỗn hợp muối T và một ancol no, đơn chức mạch hở Q. Đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp muối T ở trên cần vừa đủ 1,08 mol O2. Công thức của Y là
A. C5H6O2. B. C4H8O2. C. C4H6O2. D. C5H8O2.
Đun nóng 28,2 gam hỗn hợp E chứa hai este đều đơn chức, mạch hở với dung dịch NaOH vừa đủ, chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp F gồm 2 ancol và 24,72 gam muối. Đun nóng toàn bộ F với H2SO4 đặc ở 1700C thu được hỗn hợp 2 anken kế tiếp. Đốt cháy toàn bộ hỗn hợp 2 anken này cần dùng 1,08 mol O2. Mặt khác 0,4 mol E làm mất màu tối đa V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là
A. 0,62 B. 0,58 C. 0,68 D. 0,64
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch chứa 4a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol AlCl3.
(b) Cho a mol Fe3O4 vào dung dịch chứa 5a mol H2SO4 loãng.
(c) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
(d) Cho Cu dư vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(e) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.
(g) Cho Al vào dung dịch HNO3 dư (phản ứng thu được chất khử duy nhất là khí NO).
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là:
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Z là hợp chất hữu cơ chỉ chứa C, H, O, có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Cho 2,85 gam Z tác dụng với H2O (có H2SO4 loãng xúc tác) thì tạo ra a gam chất hữu cơ X và b gam chất hữu cơ Y. Đốt cháy hết a gam X tạo ra 0,09 mol CO2 và 0,09 mol H2O. Còn khi đốt cháy hết b gam Y thu được 0,03mol CO2 và 0,045mol H2O. Tổng lượng O2 tiêu tốn cho hai phản ứng cháy này đúng bằng lượng O2 thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 42,66 gam KMnO4. Biết MX = 90 và Z có thể tác dụng với Na tạo H2. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. X có 2 công thức cấu tạo phù hợp
B. Z có 4 đồng phân cấu tạo
C. Trong Z, oxi chiếm 40,68% về khối lượng
D. Cả X và Y đều là hợp chất tạp chức
Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào 100ml dung dịch X chứa Al2(SO4)3 xM. Mối quan hệ giữa khối lượng kết tủa thu được và số mol Ba(OH)2 thêm vào được biểu diễn trên đồ thị sau:
Mặt khác, nếu cho 100ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,2M và NaOH 0,3M vào 100ml dung dịch X thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với?
A. 5,4 B. 5,45 C. 5,5 D. 5,55
Hỗn hợp E gồm 3 chất hữu cơ đa chức, mạch hở, trong phân tử chỉ chứa các loại nhóm chức -OH, -CHO, -COOH. Chia 50,76 gam hỗn hợp E thành 3 phần bằng nhau: – Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được 17,28 gam Ag. – Phần 2 tác dụng với NaHCO3 dư, thấy thoát ra 2,688 lít khí CO2 (đktc). – Phần 3 đem đốt cháy hoàn toàn thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 9,0 gam nước. Phần trăm khối lượng của hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với
A. 54,0% B. 53,5% C. 55,0% D. 54,5%
Hỗn hợp A gồm CH2=CH-CH3; CH2=CH-COOH; C3H5OH. Đốt cháy hoàn toàn V1 lít (đktc) hơi của hỗn hợp A, thu được 30,24 lít khí CO2(đktc). Mặt khác nếu trộn V1 lít A với 0,25 mol H2 rồi đun nóng với bột Ni làm xúc tác, sau một thời gian thu được hỗn hợp B. Tỉ khối hơi của B so với A bằng 1,25. Biết rằng 0,1 mol B phản ứng vừa đủ với V2 lít dung dịch Br2 0,2M. Tính V1, V2.
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một hydro cacbon A rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào dung dịch chứa 1,15 mol Ca(OH)2 thu được kết tủa và khối lượng dung dịch tăng 50,8 gam. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch thu được, kết tủa lại tăng thêm, tổng khối lượng 2 lần kết tủa là 243,05 gam. Xác định công thức phân tử của hydro cacbon A.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến