Để tăng gấp đôi tần số của một dây có sức căng T, thì sức căng mới của dây phải làA. T' = 0,5T. B. T' = T. C. T' = 2T. D. T' = 4T.
Trên một sợi dây OB căng ngang, hai đầu cố định đang có sóng dừng với tần số f xác định. Gọi M, N và P là ba điểm trên dây có vị trí cân bằng cách B lần lượt là 4 cm, 6 cm và 38 cm. Hình vẽ mô tả hình dạng sợi dây tại thời điểm t1 (đường 1) và t2=t1+1112f (đường 2). Tại thời điểm t1, li độ của phần tử dây ở N bằng biên độ của phần tử dây ở M và tốc độ của phần tử dây ở M là 60 cm/s. Tại thời điểm t2, vận tốc của phần tử dây ở P làA. 203(cm/s) B. 60(cm/s) C. -203(cm/s) D. - 60(cm/s)
Một sóng ngang truyền trên một dây rất dài có phương trình sóng là $u=6\cos (-0,02\pi x+4\pi t)(cm;s)$. Biên độ sóng, bước sóng và tần số sóng làA. 4cm; 50cm và 4Hz B. 6cm; 100cm và 4Hz C. 16cm; 200cm và 2Hz D. 6cm; 100cm và 2Hz
Trong một bản hợp ca, coi mọi ca sĩ đều hát với cùng cường độ âm và coi cùng tần số. Khi một ca sĩ hát thì mức cường độ âm là 68 dB Khi cả ban hợp ca cùng hát thì đo được mức cường độ âm là 80 dB Số ca sĩ có trong ban hợp ca làA. 16 người. B. 12 người. C. 10 người. D. 18 người.
Một dây đàn dài = 0,6 m được kích thích phát ra âm La có tần số f = 220 Hz với 4 nút sóng dừng. Xác định vận tốc truyền sóng trên dâyA. v = 44 m/s. B. v = 88 m/s. C. v = 66 m/s. D. v = 550 m/s.
Một sóng hình sin đang truyền trên một sợi dây theo chiều dương của trục Ox. Hình vẽ mô tả hình dạng của sợi dây tại thời điểm t1 (đường nét đứt) và t2 = t1 + 0,3 (s) (đường liền nét). Tại thời điểm t2, vận tốc của điểm N trên đây làA. 65,4 cm/s. B. -65,4 cm/s. C. -39,3 cm/s. D. 39,3 cm/s.
Một nguồn sóng dao động với tần số góc 2π rad/s. Sóng được truyền đi trong môi trường đàn hồi với tốc độ v = 3 (m/s). Bước sóng bằngA. λ = 3 (m). B. λ = 4 (m). C. λ = 2π (m). D. λ = 3π (m).
Trong môi trường vật chất đàn hồi, có hai nguồn kết hợp S1, S2 giống hệt nhau cách nhau 5 cm. Nếu sóng do hai nguồn này tạo ra có bước sóng λ = 2 cm thì ta quan sát được bao nhiêu vân giao thoa cực đại giữa S1, S2?A. 3. B. 5. C. 7. D. 9.
** Hai nguồn sóng A và B cách nhau một khoảng = 50 mm dao động trên mặt thoáng của một chất lỏng theo cùng một phương trình: u = 5cos100πt (mm).Xét về một phía đường trung trực của AB, ta thấy gợn sóng bậc k đi qua điểm M có hiệu số MA – MB = 15 mm và gợn sóng bậc k + 2 đi qua điểm M' có hiệu số M'A – M'B = 35 mm. Bước sóng λ và vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng tương ứng là: λ = 10 (mm); v = 50 (cm/s).Gợn sóng bậc k là cực đại (lồi) hay cực tiểu (đứng yên)? Chọn đáp án đúng trong các đáp án sau?A. k = 2 đứng yên. B. k = 1 cực đại. C. k = 2,5 đứng yên. D. k = 1,5 đứng yên.
Nguồn sóng đặt tại O dao động với tần số 10Hz. Điểm M nằm cách O đoạn 20cm. Biết vận tốc truyền sóng là 40cm/s. Giữa O và M có bao nhiêu điểm dao động ngược pha với nguồn?A. 3 điểm B. 4 điểm C. 5 điểm D. 6 điểm
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến