Mô tả phù hợp với thí nghiệm nhúng thanh Cu (dư) vào dung dịch FeCl3 làA. Bề mặt thanh kim loại có màu trắng. B. Dung dịch chuyển từ màu vàng nâu qua xanh. C. Dung dịch có màu vàng nâu. D. Khối lượng thanh kim loại tăng.
Hoà tan m gam kẽm vào dung dịch HCl dư thoát ra V1 lít khí (đktc). Cũng hoà tan m gam kẽm vào dung dịch NaOH dư thoát ra V2 lít khí (đktc). Mối liên hệ giữa V1 và V2 làA. V1 = V2. B. V1 > V2. C. V1 < V2. D. Không đủ cơ sở để so sánh.
Cho các cặp kim loại sau tiếp xúc với nhau Al-Fe; Zn-Fe; Sn-Fe; Cu-Fe để lâu trong không khí ẩm. Cặp kim loại trong đó sắt bị ăn mòn là:A. Chỉ có cặp Al-Fe. B. Chỉ có cặp Zn-Fe. C. Cặp Fe-Sn và Fe-Cu. D. Chỉ có cặp Fe-Sn.
Hỗn hợp X gồm Al và kim loại M (trong đó số mol M lớn hơn số mol Al). Hòa tan hoàn toàn 1,08 gam hỗn hợp X bằng 100 ml dung dịch HCl thu được 0,0525 mol khí H2 và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 17,9375 gam chất rắn. Biết M có hóa trị II trong muối tạo thành, nhận xét nào sau đây đúng?A. Nồng độ dung dịch HCl đã dùng là 1,05M. B. Kim loại M là sắt (Fe). C. Thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong X là 50%. D. Số mol kim loại M là 0,025 mol.
Trong số các ion Cu2+, Fe3+ và Au3+. Ion dễ nhận electron nhất làA. Cu2+. B. Fe3+. C. 3 ion có khả năng nhận e như nhau. D. Au3+.
Trong quá trình điện phân ở catot xảy raA. Quá trình khử. B. Cả quá trình oxi hoá và quá trình khử. C. Quá trình oxi hoá. D. Quá trình oxi hoá kim loại.
Lắc 2,7 gam bột Al trong 200 (ml) dung dịch chứa Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 9,2 gam chất rắn A gồm hai kim loại và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 9 gam kết tủa. Nồng độ ban đầu của hai muối lần lượt là:A. 0,75M; 0,5M. B. 0,5M; 0,75M. C. 0,75M; 0,75M. D. 0,5M; 0,5M.
Nhúng một thanh sắt vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,02 mol AgNO3 và 0,05 mol Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thanh sắt tăng m gam (coi toàn bộ kim loại sinh ra bám vào thanh sắt). Giá trị của m là?A. 2,00. B. 5,36. C. 1,44. D. 3,60.
Chất X có công thức C5H8, biết rằng khi hiđro hoá chất đó ta thu được chất isopentan. Chất X có khả năng trùng hợp thành cao su. Vậy X là chất nào trong các chất sau?A. B. C. CH3 - CH2 - C = CH2. D. CH3 - CH = CH - CH3.
Khi clo hoá PVC ta thu được một loại tơ clorin có chứa 66,7% clo. Hỏi trung bình một phân tử clo tác dụng với bao nhiêu mắt xích PVC? A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến