1, Nội dung chính của đoạn thơ đó là cảnh ra khơi của người dân làng chài trong một buổi sáng sớm tinh mơ, từ đó tác giả gửi gắm tình yêu thương của mình đối với quê hương làng chài của mình.
2,
Những hình ảnh làm em chú ý hơn cả đó là hình ảnh: chiếc thuyền nhẹ hăng, dân trai tráng bơi thuyền phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang, cánh buồm giương to như mảnh hồn làng và rướn tấm thân trắng vôi của mình ra.
Những hình ảnh gây chú ý cho em bởi vì đây đều là những hình ảnh tuyệt đẹp của cảnh ra khơi của người dân làng chài: cánh buồm trắng, con thuyền nhẹ hăng và dân trai tráng phăng mái chèo mạnh mẽ. Đồng thời, em cảm nhận được một tình yêu nhẹ nhàng, sâu sắc của tác giả đối với tất cả những cảnh vật, hình ảnh của quê hương mình. Cánh buồm ấy chính là linh hồn của toàn bộ vùng đất làng chài, không đơn giản chỉ là miếng cơm manh áo của người dân.
3.
Từ "hăng, phăng, vượt" đều là động từ. Tác dụng của chúng: thể hiện được sự mạnh mẽ của con thuyền ra khơi đánh cá, cũng như tầm vóc phi thường của những người dân làng chài. Ta thấy được tầm vóc mạnh mẽ của họ, sức mạnh vẻ đẹp lao động của những người dân làng chài. Họ như làm chủ con thường ra khơi, dũng cảm trước thiên nhiên và mang theo khát vọng ấm no của mình.
4,
Hình ảnh so sánh đầu tiên "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã". Chiếc thuyền ra khơi được so sánh với hình ảnh của một con ngựa khỏe mạnh, đã khẳng định được khí thế phăng phăng, lao động hăng say của người dân trên chiếc thuyền ấy.
Hình ảnh so sánh "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" là một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp. Cánh buồm trắng ra khơi no gió như linh hồn của toàn bộ ngôi làng chài, vì nó chở theo những ước mơ, khát vọng của người dân về một cuộc sống ấm no, đủ đầy. Cánh buồm ấy in hằn vào sâu trong tâm trí của mỗi người dân, vì nó là tình yêu, là cả cuộc sống của họ.
5,
Dân trai tráng/ bơi thuyền đi đánh cá.
CN VN
6,
Trong bài thơ Quê hương, khổ thơ thứ hai đã thể hiện được khung cảnh ra khơi của đoàn thuyền, người dân làng chài và tình yêu quê hương của tác giả. Thật vậy, khổ thơ mở đầu với hình ảnh "Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng" là một khung cảnh bình minh tươi đẹp bao phủ lên toàn bộ làng chài. Đó cũng là lúc mà người dân chèo thuyền ra khơi "Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá". Hình ảnh so sánh đầu tiên "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã". Chiếc thuyền ra khơi được so sánh với hình ảnh của một con ngựa khỏe mạnh, đã khẳng định được khí thế phăng phăng, lao động hăng say của người dân trên chiếc thuyền ấy. Động từ "phăng" được đảo lên đầu câu thơ, kết hợp từ "vượt" và hình ảnh "trường giang" đã khẳng định được sự khỏe mạnh của những người dân chèo thuyền ra khơi. Họ mang theo sức mạnh, của cải của mình để đưa chiếc thuyền ra khơi, vượt qua bao sóng gió trên sông dài biển rộng. Đặc biệt hơn hình ảnh thơ tuyệt đẹp "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là một hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hóa tuyệt đẹp. Cánh buồm trắng ra khơi no gió như linh hồn của toàn bộ ngôi làng chài, vì nó chở theo những ước mơ, khát vọng của người dân về một cuộc sống ấm no, đủ đầy. Phải chăng cánh buồm ấy in hằn vào sâu trong tâm trí của mỗi người dân, vì nó là tình yêu, là cả cuộc sống của họ? Từ "rướn, thâu góp" là những từ ngữ chọn lọc một cách tuyệt vời của tác giả. Cánh buồm trắng trở nên sinh động, có hơn, như một cơ thể sống mang theo linh hồn, ước mơ và khát vọng của toàn thể những người dân làng chài.
*** câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc được in đậm