Khi trộn Na3PO4 vào dung dịch HCl thì sẽ có những phản ứng nào xảy ra? Viết phương trình phản ứng.
Na3PO4 + HCl —> Na2HPO4 + NaCl
Na3PO4 + 2HCl —> NaH2PO4 + 2NaCl
Na3PO4 + 3HCl —> H3PO4 + 3NaCl
Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất của S6+) và còn lại 0,14m gam kim loại không tan. Cho toàn bộ lượng kim loại không tan tác dụng hết với dung dịch HCl (lấy dư 10% so với lượng cần phản ứng) được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng hết với dung dịch chứa tối đa 0,064 mol KMnO4 đun nóng (đã axit hóa bằng H2SO4 dư). a. Viết phương trình các phản ứng xảy ra. b. Tính giá trị của m và thành phần phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp X.
Nung một hỗn hợp rắn gồm a mol FeCO3 và b mol FeS2 trong bình kính chứa không khí (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa về nhiệt độ ban đầu, thu được chất rắn duy nhất là Fe2O3 và hỗn hợp khí. Biết áp suất khí trong bình trước và sau phản ứng bằng nhau, mối liên hệ giữa a và b là (biết các phản ứng lưu huỳnh ở mức oxi hoá +4, thể tích các chất rắn là không đáng kể)
A. a=0,5b B. a=b C. a=4b D. a=2b
X là một peptit mạch hở cấu tạo từ axit glutamic và 1 amino axit Y no mạch hở chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Để tác dụng vừa đủ với 0,02 mol X cần 0,08 mol KOH tạo thành hỗn hợp muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol X cần 0,195 mol O2 thu được 0,18 mol CO2. Tìm số mắt xích của Glu trong peptit?
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong 600 gam dung dịch HNO3 25,2% thu được dung dịch X chỉ chứa các muối (không chứa ion NH4+) và hỗn hợp khí Y gồm NO và N2O. Cho 750 ml dung dịch NaOH 2,8M vào dung dịch X. Lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thứ được (m + 15,2) gam rắn, phần dung dịch nước lọc đem cô cạn sau đó nung tới khối lượng không đổi thu được 139,1 gam rắn khan. Tính phần trăm thể tích NO trong hỗn hợp khí Y.
A là hỗn hợp gồm Ba, Mg và Al
– Cho m gam A vào H2O đến phản ứng xong thoát ra 3,36 lít H2 (đktc)
– Cho m gam A vào NaOH dư thoát ra 6,72 lít H2 (đktc)
– Cho m gam A vào dung dịch HCl dư thoát ra 8,96 lít H2 (đktc)
Tính m và % lượng mỗi kim loại trong A
Nung hỗn hợp gồm BaSO4, Na2CO3 và FeCO3 trong không khí (chỉ chứa O2 và N2) đến khối lượng không đổi được chất rắn A và hỗn hợp khí B. Hòa tan A vào nước dư thu được dung dịch C và chất rắn không tan D. Nhỏ rất từ từ dung dịch HCl vào dung dịch C thu được dung dịch E và khí F. Dung dịch E vừa tác dụng với NaOH vừa tác dụng với H2SO4. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xẩy ra và xác định A, B, C, D, E, F.
Nhiệt phân 11,44 gam hỗn hợp rắn A gồm Ca(ClO3)2 và KMnO4 thu được a mol khí X và hỗn hợp rắn B gồm K2MnO4, MnO2, CaCl2. Đốt cháy hỗn hợp gồm 0,12 mol Mg và 0,16 mol Fe với a mol khí X, thu được hỗn hợp rắn Y, không thấy khí bay ra. Hòa tan hết Y trong dung dịch HCl loãng dư, thu được 0,896 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Z. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Z, kết thúc phản ứng thấy thoát ra 0,03 mol NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được 106,56 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng KMnO4 trong A gần nhất với
A. 26 B. 28 C. 30 D. 32
Đốt cháy 6,56 gam hỗn hợp Mg và Fe trong khí O2, thu được 9,12 gam hỗn hợp X chỉ gồm các oxit. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 9,6 gam chất rắn. Mặt khác, cho Y tác dụng với AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 32,65. B. 45,92. C. 43,20. D. 52,40.
Một hỗn hợp X gồm Na, Al và Cr (với tỉ lệ mol Na và Al tương ứng là 4 : 5) tác dụng với H2O dư thì thu được V lít khí, dung dịch Y và chất rắn Z. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 0,25V lít khí (các khí đo ở cùng điều kiện). Thành phần % theo khối lượng của Cr trong hỗn hợp X là
A. 34,80%. B. 20,07%. C. 10,28%. D. 14,40%.
Trộn 21,6 gam bột Al với m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thu được hỗn hợp Y. Nung Y ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Z. Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít H2 ở đktc. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 19,04 lít NO là sản phẩm khử duy nhất ở đktc. Giá trị của m là:
A. 58,6. B. 46,0. C. 62,0. D. 50,8.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến