Câu 1:
- Nội dung chính: Sự đa dạng và phong phú của ca Huế và sự điêu luyện của những người nhạc công chơi ca Huế.
_____________________
Câu 2:
- Biện pháp tu từ: Liệt kê.
+ Khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế.
=> Tác dụng: Nhằm liệt kê những khúc nhạc dân ca như khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ trong đêm ca Huế. Đồng thời cũng làm nổi bật được nhịp điệu, âm thanh của từng ca khúc lúc thì du dương, lúc thì trầm bổng, lúc thì réo rắt...
+ Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.
=> Tác dụng: Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt trong câu văn. Đồng thời nhằm liệt kê những ngón đàn: ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi... Thể hiện được sự điêu luyện, thành thạo của những người nhạc công trong đêm ca Huế.
_____________________
Câu 3:
- Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì:
+ Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng, thể hiện theo hai dòng lớn điệu Bắc và điệu Nam, với trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc.
+ Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán…
+ Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.