Để chứng minh trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với?A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng. B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. C. NaOH. D. AgNO3/NH3, đun nóng.
Có 4 dung dịch mất nhãn: Glucozơ, glixerol, fomandehit, etanol. Thuốc thử để nhận biết được 4 dung dịch trên là: A. Cu(OH)2/OH-. B. [Ag(NH3)2]OH. C. Na. D. Dung dịch Br2.
Tính hệ số trùng hợp (số mắt xích) lần lượt của tơ nilon - 6,6 (biết M = 2500 gam) và của tơ capron (biết M = 15000gam)? A. 11 và 123. B. 11 và 133. C. 22 và 123. D. 22 và 133.
Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ?A. Nilon-6,6. B. Polibutađien. C. Polietilen. D. Poli(vinyl clorua).
Chất Z có phản ứng với dung dịch HCl còn khi phản ứng với dung dịch nước vôi trong tạo ra chất kết tủa. Z làA. NaHCO3. B. CaCO3. C. Ba(NO3)2. D. AlCl3.
Cho 6,2 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm tác dụng hết với H2O thấy có 2,24 lít H2 (đktc) bay ra. Cô cạn dung dịch thì lượng chất rắn thu được làA. 9,4 gam. B. 9,5 gam. C. 9,6 gam. D. 9,7 gam.
Cho m gam kim loại kiềm M vào 36 gam dung dịch HCl 36,5% thu được chất rắn X gồm ba chất có khối lượng là 80,37 gam. Vậy M có thể là kim loại nào trong số các kim loại sauA. Na. B. K. C. Cs. D. Rb.
Nhiệt phân hoàn toàn m gam quặng đolomit (chứa 80% CaCO3.MgCO3 theo khối lượng, còn lại là tạp chất trơ) thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m làA. 46. B. 28,75. C. 92. D. 57,5.
Cho x mol Ba vào 100 ml dung dịch AlCl3 1M. Sau phản ứng thu được 4,68 gam kết tủa. Giá trị của x làA. 0,09 mol. B. 0,17 mol hoặc 0,32 mol. C. 0,32 mol. D. 0,09 mol hoặc 0,17 mol.
Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là (biết trong mọi dung dịch [H+][OH-] = 10-14)?A. 0,30. B. 0,12. C. 0,03. D. 0,15.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến