A, MB
- giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi: Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, con trai của Nguyễn Phi Khanh, quê gốc ở thôn Chi Ngại, xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn bên cạnh Lê Lợi. Nguyễn Trãi đã trở thành một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có. Nhưng ông đã bị giết hại một cách rất oan khốc và thảm thương vào năm 1442, mãi đến năm 1464, ông mới được vua Lê Thánh Tông chiêu tuyết (rửa oan). Ông là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới năm 1980. Nguyễn Trãi đã để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú, trong đó có Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Quốc âm thi tập, Ức trai thi tập.
- Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo là bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428), sau khi quân ta đại thắng, diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của quân Minh xâm lược, buộc Vương Thông phải giảng hòa, chấp nhận rút quân về nước. Bài đại cáo này được viết theo thể văn biền ngẫu, có vận dụng thể tứ lục, kết cấu cũng gồm bốn phần như thể cáo nói chung.
- Đoạn trích từ "Lại ngặt vì... cho đến ta gắng trí khắc phục gian nan" đã diễn tả được những khó khăn, thử thách mà nghĩa quân Lam Sơn thuở đầu phải đối mặt, từ đó thể hiện được cảm hứng yêu nước của tác giả Nguyễn Trãi.
B, TB:
1, Những khó khăn trong thời kỳ đầu chống giặc của nghĩa quân Lam Sơn
- Trong thời kỳ đầu của cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh, mặc dù nghĩa quân Lam Sơn có nghĩa khí và tinh thần quyết tâm đánh giặc cao nhưng ta phải đối đầu với một kẻ thù rất mạnh, đồng thời quân ta cũng đang ít người tài và nguồn lương thực cũng hạn hẹp,... Chính vì thế, thời kỳ đầu của cuộc khởi nghĩa gặp muôn trùng khó khăn.
- Hình ảnh so sánh "Tuấn kiệt như sao buổi sớm", "Nhân tài như lá mùa thu" cho thấy hình ảnh của việc hiếm hoi nhân tài và người giỏi tham gia nghĩa quân. Chính vì thế, hậu quả là "Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần/ Nơi duy hiểm ít người bàn bạc", nghĩa quân thiếu đi lực lượng tinh nhuệ để có thể tạo nên sức mạnh thực sự của nghĩa quân.
- Chính vì thế, dù cho nghĩa quân có tình yêu nước và một lòng muốn đánh giặc nhưng vẫn đành chấp nhận khó khăn "Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông, / Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm còn dành phía tả".
- Bài cáo mang tinh thần tổng kết cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã diễn tả được thời kỳ đầu khó khăn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
2, Ý chí mạnh mẽ, tinh thần quyết thắng của nghĩa quân Lam Sơn
- Trong thời kỳ đó, nghĩa quân Lam Sơn thấy vắng bóng người và yếu thế trước sức mạnh của quân giặc và thấy khó khăn như "nhìn chốn bể khơi". Hình ảnh so sánh này diễn tả được sự mông lung và khó khăn nghìn trùng mà nghĩa quân phải đối mặt. Thế nhưng, vượt lên trên những khó khăn đó, nghĩa quân vẫn buộc phải dốc lòng để đánh thắng giặc.
- Tâm tư của những người lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn như: giận quân thù ngang dọc, lo vận nước khó khăn. Đây là tinh thần yêu nước, căm ghét giặc, khát khao đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi của nghĩa quân Lam Sơn.
- Những khó khăn khác còn là: thiếu lương thực, thiếu sự đoàn kết của lực lượng tinh nhuệ.
- Và "Trời thử lòng trao cho mệnh lớn / Ta gắng trí khắc phục gian nan" đã cho thấy được niềm khát khao đánh giặc của nghĩa quân. Nghĩa quân coi đó là sứ mệnh thiêng liêng, cao cả, lớn lao và gắng sức đánh đuổi giặc, lấy ít địch nhiều. Từ đó, người đọc có thể thấy được ý chí vững vàng, tinh thần quật cường, sự đoàn kết chống lại giặc Minh của nghĩa quân.
C, KB: Tổng kết lại nội dung đã trình bày.