Mùa xuân đến, cây cối đâm trồi nảy lộc, hoa nở muôn màu, chim hót líu lo.. Cả thiên nhiên đất trời như thay áo mới. Mùa xuân đến gieo vào lòng người bao niềm tin và hy vọng. Vì thế, mùa xuân là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca nhạc họa. Cảm xúc trước cảnh đất trời xứ Huế vàu mùa xuân, nhà thơ Thanh Hải đã sáng tác bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ". Đây là một bài thơ hay, thể hiện cái nhìn lạc quan, tin tưởng của tác giả đối với đất nước và dân tộc. Bài thơ mở đầu vs cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên qua những khổ thơ sau:
" Mọc giữa dòng sông xanh
........
Tôi đưa tay tôi hứng."
Bấy giờ là mùa đông (11/1980), nhà thơ đang nằm trên giường bệnh và ko bao lâu sau ông mất (tháng 12/1980). Có phải chính cái giây phút giáp mặt vs cái chết, giây phút giáp ranh giữa mùa đông giá lạnh và mùa xuân ấm áp đã khiến tâm hồn con người bừg lên sức sống mới khiến ngòi bút nhà thơ nở hoa và ông viết những dòg thơ đẹp nhất:
"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc "
Bức tranh là mùa đơn sơ, giản dị mà đẹp đẽ, gợi cảm vô cùng. Màu xanh của dòng sông Hương nổi tiếng, màu xanh của sức sống hay chính là tính hiệu báo mùa xuân đang về? Mùa xuân đang êm đềm trên dòng sông xanh dịu mát bỗng mọc lên ở giữa "một bông hoa tím biếc". Cũng một gam màu lạnh như dòng sông xanh đầy sức sống, nhưng sắc "tím biếc" của bông hoa nổi trội, đậm đà, nồng ấm cả dòng sông, cả thiên nhiên. Bông hoa là có thật hay cũng là dáng hình của niềm tin, hy vọng, là lá sắc màu quen thuộc của quê hương xứ Huế? Chỉ từng ấy nét mà vs nghệ thuật dựng hình đảo cấu trúc câu, tác giả đã biểu hiện được cả một vẻ đẹp tươi sáng, một sức sống tràn chề của thiên nhiên khi mùa xuân tới.Thiên nhiên rất hào hùng, sẵn sàng ban tặng cho con người bao vẻ đẹp nếu con người mở rọng tấm lòng. Thanh Hải điểm vào bức tranh xuân một vẻ đẹp nữa:
"Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời "
Tiếng hót trong vắt của chim làm xao động không gian, đem đến cho mùa xuân niềm vui rạo rực. tác giả dùng từ cảm thán "ơi" để gọi chú chim đang bay tít trên bầu trời xanh. Rồi hỏi "hót chi mà', chất giọng Huế ở đây nghe sao thân thương trìu mếnquá! Như ngỡ ngàng thích thú, như đùa vui níu kéo... tiếng chim đang vang xa, bỗng lại gần:
"Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng. "
Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh mùa xuân của thiên nhiên được diễn tả tập trung ở hình ảnh ấy. Tiếng chim như kết tinh thành những giọt sương lóng lánh sắc màu rơi xuống cõi lòng rộng mở của thi nhân để ông đón nhận bằng tất cả giác quan của mình. Nghệ thuật ví ngầm, chuyển đổi cảm giác đã đạt đến độ tinh vi: tiếng chim vốn có tính thính giác đã chuyển thành " giọt long lanh rơi " có tính thị giác và có thể cảm nhận = xúc giác " Tôi đưa tay tôi hứng" . Sự chuyển đổi cảm giác thật cụ thể ấy đã biểu hiện cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân. nhà thơ đón xuân= tâm hồn mình nên mới có những câu thơ thân thiết ân tình như vậy.
"Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ viết trên giường bệnh mà sao vẫn tươi thắm một tinh thần lạ quan, yêu đời, vẫn bừng lên một sức sống mãnh liệt. Từ những cảm nhận về vẻ đẹp của đất trời xứ Huế vào xuân, vẻ đẹp của những con người đang "hối hả xôn xao " xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhà thơ cất lên tiếng hát:
"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa "
Tiết tấu câu thơ sôi nổi với nhịp thơ 2/3 của thể thơ 5 chữ kết hợp với âm "a " vang mở như một lời ca trong sáng, hào hứng mà rất tự nhiên. Điệp ngữ "Ta làm " nhấn mạnh ý thức tự nguyện của nhà thơ. Các chọn hình ảnh cũng tự nhiên mà hợp lí: "con chim ", "cành hoa " vốn nhỏ bé trong đời, nhưng chim vô tư cống hiến tiếng hót vui, hoa tỏa hương khoe sắc tô điểm cho mùa xuân đất mẹ. Lấy cái đẹp của thiên nhiên để thể hiện cái đẹp của lòng người, nhà thơ nói lên ước vọng tha thiết và khiêm tốn muốn góp phần nhỏ bé làm nên mùa xuân đất nước.
Trong bản nhạc hòa ca chung của đất nước đang hối hả xôn xao "đi lên phía trước ", tác giả ước nguyện:
"Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến"
Nhịp điệu dồn dập, lôi cuốn như thúc giục lòng người "nhập vào hòa ca", là nhập vào cuộc sống vui tươi, sinh động để xây dựng và phát triển đất nước. Trong cuộc sống ấy, tác giả nguyện làm "Một nốt trầm xao xuyến ". Không phải là một âm thanh cao vút, véo von, chỉ đơn sơ là một nốt nhạc trầm trong cái bè trầm làm nền của bản hòa ca, nhưng phải là nốt nhạc say đắm làm "xao xuyến " tâm hồn. Nghĩa là những cống hiến tuy khiêm tốn, nhỏ bé nhưng có ích cho đời.
Tóm lại, đoạn thơ thể hiện một dòng cảm xúc dạt dào , mãnh liệt, hình ảnh sáng đẹp, lời lẽ chân chất, bình dị, ko một từ nào cầu kì, hào nhoáng mà có sức truyền cảm đến kì lạ. Có lẽ bởi nó xuất phát từ một tâm hồn rộng mở, từ niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước mùa xuân đất nước, từ một tình yêu quê hương lai láng của một con người suốt đời nguyện hiến dâng cho Tổ quốc. Tuổi trẻ ngày nay dễ bị cuốn hút vào cuộc sống xô bồ của nền văn minh cơ giới. Thanh Hải đã đưa tâm hồn về lại với tươi vẻ đẹp diệu kì của thiên nhiên, của quê hương bằng chính tâm hồn và lẽ sống cao đẹp của mình