1. Câu rút gọn: a. Học ăn, học nói, học gói, học mở
-> Rút gọn chủ ngữ
2. Câu đặc biệt
-> Rút gọn chủ - vị
3. a. Trạng ngữ chỉ cách thức.
-> Bổ sung cách thức diễn ra hành động, sự việc trong câu
4.
Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng đều muốn được trọn vẹn và sung sướng. Thế nhưng, sống như thế nào mới là đúng? Câu hỏi này đước đặt ra từ nhiều năm về trước, từ đó mà ông cha ta đã để lại câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" nhằm răn dạy con cháu đời sau sống sao cho phải cách. Đói là sự nghèo đói, túng thiếu, rách là sự nghèo nàn, không được ấm no và được sử dụng để chỉ những hình thức bên ngoài. Sạch là sự trong sạch còn thơm là đẹp đẽ, sạch sẽ.... Câu tục ngữ muốn nói với chúng ta rằng dù ở trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn như thế nào nhưng ta vẫn phải giữ gìn phẩm chất cao đẹp, trong sáng của mình. Đừng vì chút khó khăn mà nhụt chí, hãy lấy nó làm chính động lực để bản thân từ đó mà cố gắng, từ đó mà vượt qua số phận chứ không phải dựa vào việc làm xấu xa, phạm pháp. Những người biết làm chủ chính mình, biết sống một cách ngay thẳng và giữ gìn sự tôn nghiêm của mình thì dù khó khăn đến mấy cũng có thể vượt qua. Thật vậy, ta có thể thấy ở hiện tại, những người không biết kìm hãm sự ham muốn trước mắt thì họ sẽ có sự nhìn nhận khác so với những người biết kiềm chế cám dỗ. Dưới một cách nhìn nhận khách quan, "Đói cho sạch, rách cho thơm" muốn khuyên chúng ta dù cuộc sống có nghèo đói, túng thiếu tới đâu thì hãy vượt chúng và hãy sống tốt, sống sạch.
chúc bn học tốt! vote mk vs ạ!