II.Phần Tiếng Việt:
1. So sánh
a) Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
b/ Cấu tạo của biện pháp so sánh:
- A là B:
“Người ta là hoa đất”
(tục ngữ)
“Quê hương là chùm khế ngọt”
[Quê hương - Đỗ Trung Quân]
- A như B:
“Nước biếc trông như làn khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào”
[Thu vịnh – Nguyễn Khuyến]
“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”
[Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên]
- Bao nhiêu…. bấy nhiêu….
“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
[ca dao]
Trong đó:
+ A – sự vật, sự việc được so sánh
+ B – sự vật, sự việc dùng để so sánh
+ “Là” “như” “bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.
c/ Các kiểu so sánh:
- Phân loại theo mức độ:
+ So sáng ngang bằng:
“Người là cha, là bác, là anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”
[Sáng tháng Năm – Tố Hữu]
+ So sánh không ngang bằng:
“Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”
[Bầm ơi – Tố Hữu]
- Phân loại theo đối tượng:
+ So sánh các đối tượng cùng loại:
“Cô giáo em hiền như cô Tấm”
+ So sánh khác loại:
“Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!”
[Núi đôi – Vũ Cao]
+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:
“Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”
[Nguyễn Văn Trỗi – Lê Anh Xuân]
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
[ca dao]
2/ NHÂN HÓA:
a/ Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.
b/ Các kiểu nhân hóa:
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Chị gió,…
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật:
“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
[Tây Tiến – Quang Dũng]
"Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”
[Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm]
- Trò chuyện với vật như với người:
“Trâu ơi ta bảo trâu này…”
Phó từ là những từ chuyên đi kèm với các động từ, tính từ nhằm bổ sung hoặc nhấn mạnh ý nghĩa cho những động từ, tính từ đi kèm đó.
3/PHÓ TỪ:
a) Khái niệm: Phó từ là những từ chuyên đi kèm với các động từ, tính từ nhằm bổ sung hoặc nhấn mạnh ý nghĩa cho những động từ, tính từ đi kèm đó
b) Phân loại phó từ :
Sẽ có 10 loại phó từ mà các bạn thường gặp học quá trình học và trong cuộc sống, chúng là:
- Phó từ chỉ kết quả: mất, được, lấy… (vd: mất giọng)
- Phó từ chỉ sự khẳng định, phủ định: không, chưa, chẳng (chả), có… (vd: không hát)
- Phó từ biểu thị sự đánh giá bất lợi: cho, phải…
- Phó từ chỉ sự so sánh, tiếp diễn: cũng, đều, vẫn, còn, mải, lại, cứ, mãi, nữa… (vd: vẫn đang hát )
- Phó từ chỉ mức độ: rất, quá, lắm, khá, khí, hơi… (vd: rất thích hát)
- Phó từ chỉ ý nghĩa kết thúc, hoàn thành của hành động: xong, rồi… (vd: hát rồi)
- Phó từ chỉ thời gian: đã, đang, sẽ, vừa, mới, sắp, từng… (vd: tôi sắp hát)
- Phó từ chỉ hướng diễn biến: ra, lên, xuống, đi, lại, sang, qua, lại, đến, vào… (vd: đến đây nào)
- Phó từ chỉ ý nghĩa mệnh lệnh: hãy, đi, thôi, đừng, chớ, hẵng,… (vd: hãy hát nào)
- Phó từ chỉ tần số: thường, hay, năng, thường xuyên, luôn, luôn luôn… (vd: thường xuyên hát)
Các ví dụ phó từ lớp 6
– Do ôn tập rất kĩ nên kết quả ở kì thi của tôi khá cao.
“rất kĩ” cụm từ này có chứa phó từ, phó từ đứng trước tính từ chỉ mức độ sự việc.
– Đừng rẽ trái, bên có có chốt giao thông.
“Đừng rẽ trái”, phó từ này đứng trước động từ mục đích chỉ sự cầu khiến.
– Nó vẫn đang chạy rất nhanh, như một thằng mất trí vậy.
“vẫn đang chạy” với phó từ “vẫn” đứng trước động từ “đang chạy” chỉ sự tiếp diễn tương tự đang diễn ra.
[ca dao]
III. PHẦN BÀI TẬP
CÂU 1
I. đặc điểm của văn miêu tả
1. Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…. làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
CÂU 2
Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
- Quan sát giúp chọn những chi tiết nổi bật của đối tượng được miêu tả.
- Tưởng tượng, so sánh giúp người đọc hình dung được đối tượng miêu tả một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn.
- Nhận xét giúp người đọc hiểu được tình cảm của người viết.
CÂU 3
- Muốn tả cảnh cần
- Xác định được đối tượng miêu tả;
- Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu;
- Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự hợp lý.
- Bố cục bài tả cảnh thường có ba phần
- Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả;
- Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự;
- Kết bài: Thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
CHÚC BN HC TỐT! NẾU SAI THIẾU J XIN BN THÔNG CẢM VÀ ĐỪNG BÁO CÁO NHÉ :P