làm giúp mình với, chỉ cần ghi 1.Đ hoặc 1.S; 2.Đ... là được nhaa

Các câu hỏi liên quan

Phần I: (7 điểm) Trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, tác giả Lê Anh Trà có viết: “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã được nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.” (Ngữ văn 9 – Tập 1) 1. Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” được sáng tác vào thời điểm nào? Thời điểm đó có ý nghĩa gì? 2. Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hiện nay? 3. Nêu vấn đề của đoạn văn trên? Tính thống nhất về chủ đề được thể hiện như thế nào trong đoạn văn đó? 4. Em hiểu từ “uyên thâm” nghĩa là gì? Chỉ ra những biểu hiện về sự uyên thâm của Bác được tác giả nhắc đến trong đoạn văn? 5. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu, lập luận theo lối Tổng-Phân-Hợp, trình bày suy nghĩ của em về việc tiếp thu văn hóa nước ngoài của giới trẻ hiện nay. Trong đoạn có sử dụng phép nối và câu ghép. Phần II: (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Bác nông dân và những người con Một bác nông dân khi về già, cảm thấy mình không còn sống được bao lâu nữa, liền gọi tất cả các con đến để căn dặn “Các con” – bác nói – “hãy lắng nghe cha nói đây. Trong bất kì trường hợp nào các con cũng không được bán ruộng đất của gia đình mà cha ông bao đời vun vén để lại.Vì trong các thửa đất này, cha ông ta có cất giấu một kho của cải châu báu. Cha không biết rõ vị trí của kho báu ở đâu nhưng nó ở trong ruộng vườn nhà chúng ta và các con chắc chắn sẽ tìm được. Các con cứ việc đào bới tất cả đừng chừa chỗ nào.” Sau khi người cha mồ mả yên ấm, các con của ông bắt đầu ra tay đào bới, cuốc lật tất cả ngóc ngách trên thửa ruộng. Và cứ thế, sau vụ mùa nào, họ cũng cuốc lật như vậy hai, ba lần. Sau bao vụ mùa trôi qua, họ chẳng tìm được kho báu nào cả. Nhưng vụ mùa nào họ cũng bội thu và để ra một khoản tiền lớn. Họ hiểu ra rằng, kho báu cha mình nói đó là số tiền họ thu được qua mỗi mùa thu hoạch. Rồi cứ thế, hết năm này đến năm khác, họ cùng nhau tiếp tục cần cù cuốc đất đi tìm kho báu trên chính thửa ruộng của gia đình mình.” (Theo nguồn internet) 1. Người cha trong câu truyện đã căn dặn các con điều gì? Kho báu các con của ông đã tìm được là gì? 2. Từ văn bản trên, hãy rút ra một thông điệp mà em tâm đắc nhất và lý giải vì sao điều đó có ý nghĩa với em 3. Có ý kiến cho rằng “nỗ lực siêng năng sẽ giúp mọi người gặt hái được thành quả tốt đẹp ngay cả trên những mảnh đất cằn cõi nhất”. Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên bằng một bài văn có độ dài khoảng một trang giấy thi.