Câu 1:
- Oxit là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là O.
- Phân loại: oxit axit, oxit bazơ, oxit trung tính, oxit lưỡng tính.
+ Oxit axit: thường là oxit tạo bởi phi kim, tương ứng với 1 axit. (CO2, SO3,...)
+ Oxit bazơ: thường là oxit tạo bởi kim loại, tương ứng 1 bazơ. (CaO, Fe2O3,...)
+ Oxit lưỡng tính: oxit kim loại vừa tác dụng axit, vừa tác dụng kiềm. (Al2O3, ZnO,...)
+ Oxit trung tính: oxit ko tác dụng với axit, bazơ, muối ở điều kiện thường. (CO, NO,...)
- Cách gọi tên:
+ Oxit kim loại: tên kim loại+ hoá trị (nếu kim loại có nhiều hoá trị) + "oxit"
VD: CuO: đồng (II) oxit
+ Oxit phi kim: tiền tố phi kim + tên phi kim + tiền tồ oxi + "oxit"
VD: N2O5: đinitơ pentaoxit
* So sánh: (hình)
Câu 2: (mình sửa (NH4)2CO thành (NH2)2CO )
NH4NO3: %N= $\frac{14.2.100}{80}$= 35%
(NH2)2CO: %N= $\frac{14.2.100}{60}$= 46,67%
KNO3: %N= $\frac{14.100}{101}$= 13,86%
=> (NH2)2CO có nhiều N nhất
Câu 3:
Hiệu suất phản ứng là tỉ lệ % lượng chất tham gia phản ứng thực tế với lượng chất tham gia trên lí thuyết.
Tính hiệu suất: H= $\frac{\text{lượng thực tế}.100}{\text{lượng lí thuyết}}$
- Bài tập:
nCl2= 0,3125 mol
nZn= 0,3 mol
Zn+ Cl2 -> ZnCl2
=> Cl2 dư. Tạo 0,3 mol ZnCl2
=> mZnCl2= 40,8g
Thực tế chỉ tạo 36,72g muối
=> H= $\frac{36,72.100}{40,8}$= 90%