$\text{DÀN Ý VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA "HỌC" VÀ "HÀNH"}$
Mở bài:
Học và hành có mối qua hệ biện chứng, bổ sung cho nhau, không thể tách rời.
Thân bài:
a. Giải thích:
- Học: là quá trình tiếp thu tri thức và biến tri thức đó thành của mình.
- Hành: tức là thực hành, nghĩa là đem tri thức áp dụng vào thực tiễn đời sống.
b. Bàn luận về mối quan hệ giữa học và hành:
Phân tích + chứng minh:
- Học mà không hành: lí thuyết chỉ là lí thuyết suông, ít giá trị, nhanh quên. (DC)
- Hành mà không học: thực tế không được lí thuyết soi sáng, dẫn đường sẽ gặp nhiều khó khăn, trắc trở, mất nhiều thời gian, công sức, thậm chí thất bại. (DC)
- Học đi đôi với hành:
+ Lí thuyết được thực tế kiểm nghiệm, chứng minh tính đúng đắn. Vì vậy, lí thuyết được khắc sâu, hữu dụng. (DC)
+ Thực tế sẽ bổ sung, chỉnh sửa những thiết sót của lí thuyết để hoàn thiện lí thuyết. (DC)
+ Con đường đi đến thành công là nhanh nhất, ngắn nhất, ít tốn thời gian công sức nhất; hiệu quả nhất. (DC)
Mở rộng vấn đề:
- Nhiều HS, SV ngày nay chỉ chú trọng lí thuyết, thực hành kém nên khi ra đời gặp nhiều khó khăn, không đáp ứng được yêu cầu làm việc của thực tế cuộc sống.
- Cần tăng cường thực hành song song với học lí thuyết để kiến thức ta học được thật sự phát huy tác dụng.
Kết bài:
Học và hành phải luôn đi đôi với nhau như hình với bóng, có nhưu vậy việc học mới thật sự hữu ích. Học đi đôi với hành thì đạo học mới thành, người tốt mới nhiều mà "người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn thiên hạ thịnh trị" (Nguyễn Thiếp).