Câu 2 :
#Bắt đầu :
Do triều đình thối nát, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, khét tiếng tham nhũng, nạn mua quan bán tước phổ biến, quan lại, cường hào áp bức, bóc lột nhân dân, cướp đoạt ruộng đất => làm cho đời sống nhân dân vô cùng khổ cực
=> Nhiều cuộc đấu tranh lớn nổ ra, tiêu biểu là cuộc khời nghĩa Tây Sơn
#Diễn biến :
Giai đoạn 1 : Sự bùng nổ của khởi nghĩa Tây Sơn
- Năm 1771, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ KN ở Tây Sơn thượng đạo ( An Khê - Gia Lai )
- Lực lượng dần lớn mạnh, nghĩa quân đánh xuống Tây Sơn hạ đạo, lập căn cứ ở Kiên Mĩ ( Tây Sơn - Bình Định ) => mở rộng hoạt động xuống đồng bằng
- Thực hiện khẩu hiệu :"Lấy của người giàu chia cho người nghèo", xóa nợ cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế
Giai đoạn 2 : Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn, đánh tan quân Xiêm xâm lược
# Lật đổ chính quyền họ Nguyễn
- Năm 1774, Nghĩa quân Tây Sơn kiểm soát từ Quảng Nam đến Bình Thuận và ở thế bất lợi : Phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn nên nghĩa quân Tây Sơn phải hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung lực lượng đánh quân Nguyễn
- Nghĩa quân bốn lần đánh vào Gia Định, đến năm 1777 thì bắt giết được chúa Nguyễn, Nguyễn Ánh chạy thoát, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong sụp đổ
#Đánh tan quân Xiêm
- Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm. Quân Xiêm lợi dụng cơ hội này đến thực hiện âm mưu chiếm Gia Định
- Năm 1784, Quân Xiêm chiếm được Gia Định
- Tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ chọn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa. Thủy quân được giấu trong các nhánh sông Rạch Gầm-Xoài Mútvà sau các ngách cù lao. Bộ binh mai phục bên bờ và trên cù lao Thới Sơn giữa sông
- Ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ đã dùng mưu nhử định vào trận địa mai phục , từ Mĩ Tho và các nhánh Cù Lao các nhánh sông đổ ra đánh phía trước mặtvà vào bên sườn địch trong khi phục binh bắn tên xả vào đoàn thuyền chiến.
Kết quả : Quân Xiêm bị đánh tan