@Gaumatyuki#
A. DÀN Ý THAM KHẢO:
I> Mở bài:
- Giới thiệu sơ lược vấn đề
- Dẫn dắt vấn đề đi vào câu tục ngữ '' Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng ''
II> Thân bài:
1. Giải thích câu tục ngữ:
- Mực là gì ? Đèn là gì ? Gần mực và gần đèn là như thế nào ?
- Gần mực thì đen là sao ? Gần đèn thì sáng nghĩa là gì ?
2. Chứng minh câu tục ngữ:
- Vì sao nói '' Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng '' ?
( 1 ) Dẫn chứng về các vị quan thời xưa
( 2 ) Dẫn chứng về những người có môi trường sống xung quanh ra sao
( 3 ) Dẫn chứng về những người nổi tiếng
- Chúng ta cần làm gì ?
+ Cần phải lựa người mà tiếp xúc
+ Không nên chơi với người xấu ( là một học sinh )
+ Hãy cố gắng học hỏi những điều tốt, người tốt
3. Phê phán những người học hỏi điều xấu:
- Ví dụ về một số người trong cuộc sống
+ Học ăn chơi, hút chích, nghiện ngập, cờ bạc, ...
+ Học theo lối sống xấu: nói dối, không biết nhận lỗi, vô lễ, ...
III> Kết bài:
- Khẳng định giá trị câu tục ngữ:
- Rút ra bài học cho bản thân:
>>> BONUS THÊM BÀI VĂN:
Ca dao, tục ngữ Việt Nam rất giàu đẹp và mang nhiều tầng lớp ý nghĩa khác nhau, Cũng vì thế, mà tục ngữ được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Nó đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau. Câu tục ngữ: ''Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng'' của nhân dân ra thời xưa đã đưa ra lời khuyển về chuyện là những thứu xung quanh cũng ảnh sẽ ảnh hưởng dến phẩm chất và cuộc sống của ta.
Với câu tục ngữ: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng'' đã được đúc kết từ những kinh nghiệm thời xưa của ông cha ta. ''Mực'' là một loại mực tàu được viết ra từ ngòi bút, nó thường có màu đen vì ngày xưa vẫn chưa chế ra nhiều loại mực khác nhau. Còn ''đèn'' là thứ có thể phát ra ánh sáng để giúp mọi người nhìn thấy những thứ xung quanh khi không có mặt trời hoặc nơi bóng tối. Tuy nhiên, nghĩa và nội dung của câu tục ngữ không chỉ đơn giản là như thế mà nó rất sâu xa về vấn đề được quan tâm.
Câu tục ngữ này được nhiều người biết đến với ý nghĩa là muốn đưa ra lời khuyên cho chúnh ta. Một lời khuyên vô cùng chính xác và tấm đắc. Nội dung câu ngụ ý về phẩm chất và đạo đức của chúng ta sẽ càng hoàn hảo nếu ở gần những thứ tốt đẹp, những con người nhân hậu. Và ngược lại, nếu xung quanh ta chỉ toàn điều ác và những người xấu xa thì tự thâm tâm ta cũng sẽ bị ảnh hưởng. Con người thường có thói quen học hỏi theo những gì mà ta thấy và biết vì họ ít quan tâm đến việc làm đó là đúng hay sai, thiện hay ác. Nhưng các bạn cần ý thức hơn về những việc mình thấy, xem nó có nên làm theo hay không.
Chúng ta thường thấy thời xưa các vị quan lại trong triều đình cũng như các làng, xã thường bị mua chuộc bởi đồng tiền rồi xét xử sai cho người nghèo, người vô tội. Rồi các người quan lại khác cũng thấy làm như vậy sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bản thân, những suy nghĩ ích kỉ đã chi phối đạo đức của họ rồi lại làm theo mà không nghĩ rằng sẽ gây hại những người xung quanh, thân thiện khác. Đó là những dẫn chứng rất cụ thể cho câu tục ngữ: ''Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng''. Ngày nay, những hiện tượng này vẫn còn những đã được hạn chế nhiều.
Nói tóm lại, câu tục ngữ đã giúp chúng ta biết thêm về môi trường sống, những người gân gũi, những việc làm xung quanh cũng sẽ ảnh hưởng quan trọng đến cuộc sống lẫn tinh thần của chúng ta. Từ đó, câu tục ngữ giúp mọi người rút ra được những kinh nghiệm quý báu.