Đề 1:
1. Mở bài:
Văn học trung đại là giai đoạn văn học lớn của nền văn học nước nhà. Những tên tuổi lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan.. và cả Hồ Xuân Hương, ta đều vô cùng trân trọng tiền nhân với tài năng tuyệt bích. Đặc biệt, nói về Hồ Xuân Hương, ta nói tới danh xưng Bà chúa thơ Nôm, Hồ Xuân Hương với bài thơ thất ngôn đặc sắc mang tên Bánh trôi nước.
2. Thân bài:
_ Hình ảnh bánh trôi nước và quá trình làm bánh:
- Hình dáng bên ngoài của chiếc bánh: tròn, trắng
- Nguyên liệu làm bánh gồm vỏ bằng bột nếp, nhân đường đỏ
- Quá trình chế biến bánh: luộc trong nước sôi, chìm nổi vài lần là chín. Nấu rất đơn giản, dẽ dàng.
_ Vẻ đẹp, thân phận của người phụ nữ Việt Nam được gợi ra từ chiếc bánh trôi.
- Tác giả mượn đặc điểm của bánh trôi để miêu tả vẻ đẹp, số phận của người phụ nữ Việt Nam:
+ Đó là vẻ đẹp hình thể: đẹp, trong trắng.
+ Số phận: chìm nổi, phụ thuộc, không thể tự quyết định cuộc đời, số phận mình.
+ Vẻ đẹp tâm hồn: trong trắng, thuỷ chung, son sắt dẫu cho số phận bất hạnh.
_ Đặc sắc nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
- Sử dụng linh hoạt so sánh, đảo ngữ, hình ảnh ẩn dụ.
- Sử dụng thành ngữ dân gian quen thuộc.
3. Kết bài
Bánh trôi nước là thi phẩm đặc sắc cho ta hiểu thấu những đau đớn khôn cùng trong số phận người phụ nữ. Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương nói chung hay người phụ nữ trong mọi thời đại, vẻ đẹp và sức sống của họ sống mãi cùng thời gian.
Đề 2:
1. Mở bài:
Nói đến danh nhân văn hóa Việt Nam, ta biết tới ba cái tên lừng lẫy là Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, Nguyễn Du. Những tên tuổi lớn ấy đã để lại rất nhiều tài sản văn chương quý báu cho nhân loại. Và một trong số đó không thể không nói tới là Côn Sơn ca của tác giả Nguyễn Trãi. Bài thơ dung dị nhưng chứa chan bao tình cảm lớn lao.
2. Thân bài:
_Cảnh trí Côn Sơn qua bốn câu thơ đầu:
+ Hình ảnh về thiên nhiên Côn Sơn được gơi lên bởi tiếng đàn, đá rêu phơi, thông mọc như nêm, bóng trúc râm...tất cả đều bình dị và thân thuộc.
+ Khung cảnh thiên nhiên yên tĩnh, khoáng đạt và gợi ra muôn vàn tâm trạng trong lòng người.
+ Hình ảnh thiên nhiên hết sức nên thơ và trữ tình với sự hòa quyện, gắn bó trong cảm xúc con người.
_ Tâm hồn nhà thơ trogn bốn câu cuối;
+ ta nghe tiếng đàn cầm bên tai, ngồi trên đá như ngồi trên chiếu, ta lên ta nằm, ta ngâm thơ nhàn,…một loạt sự xuất hiện của chủ thể trữ tình trong niềm cảm nhận sâu sắc thiên nhiên tươi đẹp.
+ điệp từ, hình ảnh so sánh thể hiện được nét đẹp tâm hồn của nhà thơ trong niềm yêu thiên nhiên da diết, gắn bó từng chút một với cảnh sắc thiên nhiên.
3. Kết bài:
Bài ca Côn Sơn là khúc ca ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên của nhà thơ. TÌnh yêu thiên nhiên là sự gửi gắm của tình yêu nước thầm kín, lớn lao trogn lòng tác giả. Hình ảnh ấy, âm thanh ấy sẽ mãi đọng lại trong tâm trí bạn đọc mai sau.