Mình ko rõ ý của cậu là đoạn văn hay bài văn nên mình gửi cả 2
I Phân tích đề
Phân tích đề khi làm 1 bài nghị luận văn học nào thì các bạn cần tuân thủ theo 3 bước dưới đây gồm:
Vấn đề nghị luận
Với dạng đề nghị luận về một tác phẩm, đoạn thơ, bài thơ thì đề bài thường không gợi ý bất vấn đề nghị luận nào. Vì vậy chúng ta cần chủ động tìm hiểu 2 vấn đề chính gồm:
Đoạn thơ có nội dung chính là gì?
Các biện pháp nghệ thuật, biện pháp tu từ được thể hiện trong đoạn thơ đó.
==> Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ và giá trị nghệ thuật mà bài thơ mang lại cho người đọc.
Thao tác lập luận
Có thể áp dụng một trong 6 thao tác lập luận gồm: Phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh và bát bỏ. Tuy nhiên, chúng ta chỉ áp dụng một thao tác lập luận chính và dùng các thao tác lập luận khác để bổ sung thêm ý.
Phạm vi dẫn chứng
Cần xác định được phạm vi dẫn chứng cụ thể mà đề đưa
II Lập dàn ý
A) Phần mở bài
Thường có 2 cách mở bài trong bài văn nghị luận về đoạn trích, bài thơ, đoạn thơ là mở bài trực tiếp và gián tiếp.
Mở bài trực tiếp
Có thể dẫn dắt trực tiếp đến vấn đề cần nghị luận.
Nêu rõ vấn đề cần nghị luận và giới hạn vấn đề.
Mở bài gián tiếp:
Thông qua một hình ảnh, nhân vật, sự việc có liên quan để giới thiệu vấn đề chính cần nghị luận.
B) Phần thân bài
Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn thơ, bài thơ…
Phân tích cụ thể từng, câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ…
Phân tích theo bố cục của bài hay từng câu
Phân tích theo hình tượng hoặc nội dung xuyên suốt bài thơ.
Nhận xét chung: Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ như các hình ảnh giàu ý nghĩa, biểu tượng, cấu trúc, nhịp điệu…
C) phần kết bài
Khái quát về ý nghĩa, giá trị của đoạn thơ, bài thơ.
Mở rộng vấn đề, nhận xét, đánh giá của người viết.
#dn