Đề 1 :
I. Mở bài: giới thiệu về hoa đào
Ví dụ: Mỗi dịp tết nhà em thường mua một cành hoa đào về để chưng ngày tết. hoa đào rất đẹp nên em rất thích hoa đào.
II. Thân bài: thuyết minh về hoa đào
1. Khái quát về hoa đào:Biểu tượng của tết ở Miền Bắc
- Là loài hoa đẹp và được nhiều người yêu thích
- Biểu tượng của mùa xuân
2. Chi tiết về hoa đào:
a. Những bộ phận của hoa đào: Thân cây hoa đào nhỏ, có vỏ xù xì
- Thân cây hoa đào có rất nhiều nhánh
- Lá hoa đào nhỏ, trông dễ thương
- Hoa đào màu hồng đậm
- Mỗi hoa có rất nhiều cánh, có đài hoa và nhị hoa
- Hoa đào thường nở và mùa xuân
b. Đặc điểm của hoa đào: Hoa đào là một loại cây sớm rụng lá
- Thường mọc ở những nơi lạnh giá
- Hoa đào được trang trí vào mỗi dịp tết
- Hoa đào được trồng trong chậu hoặc trưng theo cành
- Hoa đào rất đẹp
c. Ý nghĩa của cây hoa đào:
- Là biểu tượng của mùa xuân
- Là dấu hiệu cho mùa xuân
- Là biểu tượng cho ngày tết miền bắc
- Là nguồn cảm hứng thơ ca và nghệ thuật
- Cây hoa đào trong nghệ thuật :
"Đôi ta là nợ hay tình,
Là duyên là kiếp, đôi mình kết giao
Em như hoa mận hoa đào
Cái gì là nghĩa tương giao hỡi chàng?" (Đôi ta như thể - Đào Nguyên)
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hoa đào
Ví dụ: Hoa đào là một loài hoa rất đẹp và có ý nghĩa. Chúng ta nên lưu giữ và bảo vệ loài hoa đẹp này.
Đề 2 :
I. Phần mở bài: Nêu vài nét về bánh chưng
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về người người là nô nức sắm sửa chuẩn bị những món ăn Tết để chiêu đãi bạn bè, người thân. Trong đó bánh chưng là món ăn dân tộc không thể thiếu, bánh chưng có lịch sử lâu đời và trở thành nét ẩm thực quan trọng của người Việt.
II. Phần thân bài
Nguồn gốc của bánh chưng
- Vua Hùng thứ 6 tổ chức cúng tổ tiên, yêu cầu các con phải dâng lên tổ tiên những món ngon vật lạ.
- Lang Liêu được thần mách bảo tạo ra bánh chưng, bánh giầy để dâng vua.
- Từ đó đến nay đã hàng ngàn năm nhưng bánh chưng vẫn được lưu giữ và nhân dân thường nấu bánh chưng thờ cúng tổ tiên mỗi dịp Tết.
Hướng dẫn cách làm bánh chưng
- Nguyên liệu chính: nếp, lá dong, thịt, đậu xanh
+ Nếp chọn những hạt chắc, tròn.
+ Đậu xanh nên chọn loại có màu vàng đẹp để làm nhân bánh chưng.
+ Lá dong cần phải tươi, gân chắc, không bị rách. Lá dong ảnh hưởng trực tiếp đến độ ngon của bánh chưng.
+ Thịt: chọn loại thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, thịt thường được xay nhuyễn trước khi làm nhân.
- Gói bánh
+ Thường dùng khuôn để gói bánh chưng cho đẹp.
+ Khéo léo gấp 4 góc lá dong lại, bên trong gồm có nhân (đậu, thịt, nếp).
+ Dùng dây để gói bánh chưng lại, dây giúp nhân bên trong không bị xê dịch trong quá trình nấu bánh.
- Nấu bánh chưng
+ Tùy theo số lượng mà chuẩn bị nồi to hay nhỏ.
+ Đổ nước vào nồi, cho bánh chưng vào và nấu bằng củi trong thời gian từ 6 đến 10 tiếng.
+ Phải nấu lâu để bánh chưng chín đều và ngon hơn.
- Trang trí
+ Bánh chưng sau khi chín nhẹ nhàng gỡ bánh. Cắt bánh cho ra đĩa.
+ Ăn kèm bánh chưng với nước chấm hoặc một số món khác như củ hành muối, dưa món....
- Dùng bánh chưng để làm gì?
+ Những chiếc bánh đẹp thờ cúng trên bàn thờ tổ tiên.
+ Bánh chưng đãi khách đến nhà hoặc làm quà biếu.
+ Dùng ăn trong nhà trong những ngày Tết.
- Ý nghĩa bánh chưng
+ Món ăn truyền thống dân tộc, tượng trưng cho sự tròn đầy và hạnh phúc trong năm mới.
+ Đề cao nền văn minh lúa nước và sự biết ơn đối với tổ tiên.
III. Phần kết bài Nêu vị trí của bánh chưng món ăn dân tộc trong những ngày Tết.
Dịp Tết nhà nào cũng có nồi bánh chưng tượng trưng cho sự tròn đầy, sum họp, ấm áp của những người con học tập, làm việc xa nhà. Tết có bánh chưng cũng thể hiện sự biết ơn đối với tổ tiên, thế hệ đi trước.