Lấy 9,94 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu cho tan trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng lấy thoát ra 3,584 lit khí NO (đktc) duy nhất. Tính khối lượng muối khan tạo thành.
ne = 3nNO = 0,48 —> nNO3- = 0,48
—> m muối = mX + mNO3- = 39,7 gam
Hòa tan 15,5 gam Na2O vào nước thu được 0,5 lít dung dịch A
a) Tính nồng độ mol/l của dung dịch A
b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 20%, khối lượng riêng là 1,14 g/ml cần để trung hòa dung dịch A
c) Tính nồng độ mol/l của chất có trong dung dịch sau khi trung hòa
Nung nóng a mol hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 trong bình kín có xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y qua lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 24 gam kết tủa và hỗn hợp khí Z. Hỗn hợp Z làm mất màu tối đa 40 gam brom trong dung dịch và còn lại hỗn hợp khí T. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T thu được 11,7 gam nước. Giá trị của a là
A. 1,00. B. 0,80. C. 1,50. D. 1,25.
Một mẫu kim loại X được ngâm trong nước cân nặng 13,315 gam, trong khi đó đem ngâm cùng khối lượng mẫu kim loại vào CCl4 chỉ nặng 12,331 gam. Biết khối lượng riêng của CCl4 là 1,5842 g/cm3. Tính khối lượng riêng của X.
Hòa tan 16,2 gam bột kim loại hóa trị III vào 5 lít dung dịch HNO3 0,5M (d = 1,25g/ml). Sau phản ứng kết thúc thu được 5,6 lít hỗn hợp khí NO và N2. Trộn hỗn hợp này với O2 vừa đủ. Sau phản ứng thấy thể tích khí chỉ bằng 5/6 tổng thể tích khí ban đầu và oxi thêm vào. Thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Nồng độ phần trăm của HNO3 trong dung dịch sau phản ứng là?
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm propanđial, fomanđehit, metyl fomat cần dùng vừa đủ 4,48 lit khí O2 (đktc) thu được 2,7 gam H2O. Tính m
A. 6,2 B. 4,3 C. 2,7 D. 5,1
Cho hỗn hợp X có thể tích V1 gồm O2, O3 có tỉ khối so với H2 = 22 . Cho hỗn hợp Y có thể tích V2 gồm metylamin , etylamin có tỉ khối so với H2= 17,8333 . Đốt hoàn toàn V2 hỗn hợp Y cần V1 hỗn hợp X. Tính thể tích V1 : V2
A.1
B.2
C.2,5
D.3
Cho m gam bột Al vào 500ml dung dịch A chứa Ag2SO4 và CuSO4 một thời gian, thu được 3,33 gam chất rắn B và dung dịch C. Chia B làm hai phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất vào dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 1,512 lít H2 (đktc). Hoà tan phần thứ hai trong dung dịch HNO3 loãng dư thu 1,455 gam khí NO duy nhất. Thêm HCl dư vào dung dịch C không thấy xuất hiện kết tủa, thu được dung dịch D. Nhúng một thanh sắt vào dung dịch D cho đến khi dung dịch hết màu xanh và lượng khí H2 thoát ra là 0,448 lít (đktc) thì nhấc thanh sắt ra, thấy khối lượng thanh sắt giảm đi 1,072 gam so với ban đầu (kim loại giải phóng ra bám hoàn toàn trên thanh sắt). Tính m và nồng độ của từng muối trong dung dịch A.
Nung m gam hỗn hợp X gồm Al và Al(NO3)3 trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn duy nhất là Al2O3. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 18,144 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất), dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được bao nhiêu gam chất rắn khan
A. 187,44 gam B. 255,60 gam C. 198,09 gam D. 204,48 gam
Photpho đỏ tác dụng với Cl2 dư thu được hợp chất A. Đun nóng A với NH4Cl trong dung môi hữu cơ thu được hợp chất B có dạng [NP2Cl6][PCl6]. Nếu tiếp tục đun, anion của B phản ứng với NH4 + để tạo ra chất trung gian C có công thức Cl3P=NH, cation của B phản ứng với C lần lượt tạo ra các cation D [N2P3Cl8]+ và E [N3P4Cl10]+. Sau đó E tách đi cation F để tạo ra hợp chất thơm G (N3P3Cl6). 1. Viết công thức cấu tạo của các chất hoặc ion A, C, D, E, F. 2. Viết công thức cấu trúc của các ion trong B và xác định trạng thái lai hóa của N, P trong B, G.
Nhiệt phân hoàn toàn 18,8 gam muối nitrat của 1 kim loại hóa trị 2 (không đổi) thu được 8 gam một oxit. Tìm công thức của muối nitrat.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến