Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 43,20. B. 24,00. C. 12,15. D. 21,60.
Ca(OH)2 dư nên nCO2 = nCaCO3 = 0,2
(C6H10O5)n —> C6H12O6 —> 2CO2
0,1…………………………………………0,2
—> m(C6H10O5)n = 0,1.162/75% = 21,6 gam
Cho các chất sau: Mg, AgNO3, HCl, Fe, Cu, HNO3. Số chất phản ứng được với dung dịch Fe(NO3)2 là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
Cho từ từ V ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 1M và AlCl3 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,24 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
A. 600. B. 420. C. 220. D. 480.
Thủy phân este mạch hở X có công thức C4H8O2 thu được ancol Y. Oxi hóa không hoàn toàn Y thu được anđehit. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Một α-amino axit X trong phân tử có một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 21,36 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch NaOH, thu dược dung dịch chứa 26,64 gam muối. Công thức của X là
A. NH2-CH(CH3)-COOH. B. NH2-CH(C3H7)-COOH.
C. NH2-CH2-COOH. D. NH2-(CH2)2-COOH.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Nhúng thanh Zn nguyên chất vào dung dịch HCl. (b) Để vật bằng thép cacbon trong không khí ẩm. (c) Đốt dây sắt trong không khí. (d) Nối sợi dây đồng với sợi dây nhôm để trong không khí ẩm. (e) Cho kim loại đồng vào dung dịch HNO3 loãng. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa học là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Cho các polime sau: polietilen, poli(vinyl clorua), poli(hexametylen ađipamit), polibutađien, poli(etylen terephtalat), poli(metyl metacrylat). Số polime được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến