Hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và nhất là khát vọng tự do cháy bỏng, nhưng thái độ đấu tranh cho tự do lại hoàn toàn khác nhau.
Trong bài thơ Nhớ rừng con hổ chán nản và buồn bã trước hoàn cảnh tù đày, giam cấm. tuy uất hận, nhục nhằn nhưng lại bế tắc trước hoàn cảnh không thể khác đó. Nó “nằm dài” trong cũi sắt để gặm nhấm “khối căm hờn” đã chất đầy trong lòng.trướchoàn cảnh ấy, con hổ gửi hồn về quá khứ oai hùng của nó ngày xưa để nuối tiếc cho cảnh đời nghiệt ngã.
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa
về bài Khi con tu hú mang Thái độ quyết liệt, mạnh mẽ, không chịu buông xuôi trước hoàn cảnh bế tắt nhất. lòng yêu nước và khát khao tự do cháy bổng của con người làm cách mạng. Câu thơ :
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
Tiếng chim tu hú lúc đó khác với tiếng chim tu hú đầu bài nó đã thôi thúc, giục giã tâm hồn người chiến sĩ muốn hành động, phá vỡ sự cái lồng đã giam cầm, ngăn cách anh tiến tới với cách mạng, giải phóng dân tộc. Cảnh thiên nhiên tươi đẹp bên ngoài là hiện thân của cuộc sống tự do, yên bình, hạnh phúc mà nguời chiến sĩ muốn bảo vệ. Dù hoàn cảnh hiện tại là đau khổ, tù đày nhưng không thể dập tắt ngọn lửa cháy bổng với niềm khác khao tự do, cứu dân cứu nước khỏi ách nô lệ của anh chiến sĩ nêu cao tinh thần chiến đấu sắt thép của anh.
Sự khác nhau trong thái độ tranh đấu cho tự do của 2 tác phẩm góp phần làm nên nét riêng của thơ trữ tình và thơ cách mạng; đồng thời cho chúng ta thấy phần nào phong cách riêng biệt của mỗi nhà thơ. 2 bài thơ tuy khác nhau về tháy độ đấu tranh nhưng cùng hướng tới cách mạng gành lại quyền bình đẳng tự do dân chủ của dân tộc Việt Nam ta