Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm a mol Fe, b mol Cu và c mol Fe(NO3)2 trong dung dịch HCl. Sau khi kết thúc phản ứng thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chỉ chứa 2 muối. Khi lượng khí NO thoát ra không là nhiều nhất, thì biểu thức liên hệ giữa a, b, c làA.a = 3c – b.B.b = 3(2c – a).C.b = 3(2c – a)/2.D. c = 3a + b.
Cho m gam Cu tác dụng với dung dịch chứa Fe(NO3)3và HCl, sau phản ứng thu được dung dịch X (chứa 2 chất tan) và 20,16 lít (đktc) khí NO. Giá trị lớn nhất của m làA.86,4. B.96,0.C.105,6.D. 172,8.
Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp X chứa H2SO4 1M, Fe(NO3)3 0,5M và CuSO4 0,25M. Khuấy đều cho đến khi phản ứng kết thúc thu được 0,75m gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là (Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3- )A.33,6.B.43,2.C.56,0.D.32,0.
Cho hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO40,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất) đồng thời còn một phần một kim loại chưa tan hết. Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Y thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V làA.320.B.280.C.240. D. 360.
Cho hỗn hợp gồm 1,68 gam Fe và 1,344 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V làA.224B.132C.356D.365
Cho 12 gam hỗn hợp Fe và Cu vào 200ml dung dịch HNO3 2M, thu được một chất khí (sản phẩm khử duy nhất) không màu, hóa nâu trong không khí, và có một kim loại dư. Sau đó cho thêm từ dung dịch H2SO4 2M vào, khuấy đều thấy chất khí trên tiếp tục thoát ra, để hoà tan hết kim loại thì chỉ cần vừa đủ 33,33ml. Khối lượng kim loại Cu trong hỗn hợp làA.3,2. B.4,8.C.9,6.D.6,4.
Cho 23,52 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Cu vào 200ml dung dịch HNO3 3,4M. Khuấy đều thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất), trong dung dịch còn dư một kim loại chưa tan hết; đổ tiếp từ từ dung dịch H2SO4 5M vào, chất khí trên lại thoát ra cho đến khi kim loại vừa tan hết thì cần vừa hết 44ml, thu được dung dịch Y. Lấy 1/2 dung dịch Y, cho dung dịch NaOH dư vào, lọc lấy kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn Z nặng 15,6 gam. Số mol Fe có trong hỗn hợp X làA.0,24.B.0,12.C. 0,36.D.0,06.
Cho 48,24 gam hỗn hợp Cu, Fe3O4vào dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng còn lại 3,84 gam kim loại không tan. Cho tiếp NaNO3 dư vào hỗn hợp sau phản ứng sẽ thu được tối đa V lít khí NO ở (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V làA.0,896.B.3,360.C. 4,480.D.4,256.
Cho 8,4 gam Fe vào cốc đựng 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,75M. Kết thúc phản ứng lọc bỏ chất rắn không tan, thêm tiếp vào cốc dung dịch HCl dư. Hỏi sau khi phản ứng xong thể tích khí NO (đktc) thu được là bao nhiêu (biết NO là sản phẩm khử duy nhất)?A. 3,36 lit.B.0,112 lit.C.0,896 lit.D.1,12 lít.
Dung dịch loãng X chứa 8,82 gam H2SO4và 10,152 gam Cu(NO3)2. Thêm m gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được một kim loại có khối lượng là 0,5m gam và chỉ tạo khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m làA.6,696.B.6,72.C. 9,216.D.6,45.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến