A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Tuân
+ Là cây bút tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam.
+ Phong cách sáng tác: rất đặc biệt được gói gọn trong một chữ “Ngông”. Nếu trước cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân tìm thấy vẻ đẹp ở những nho sĩ cuối mùa mà một thời còn vang bóng thì sau cách mạng, nhà văn lại tìm thấy chủ nghĩa anh hùng sống trong đời sống quần chúng nhân dân. cách rất đặc biệt được gói gọn trong một chữ “Ngông”. Nếu trước cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân tìm thấy vẻ đẹp ở những nho sĩ cuối mùa mà một thời còn vang bóng thì sau cách mạng, nhà văn lại tìm thấy chủ nghĩa anh hùng sống trong đời sống quần chúng nhân dân.
- Giới thiệu tác phẩm: Người lái đò sông Đà.
+ Là tác phẩm ấn tượng nhất của nhà văn.
+ Thể hiện vẻ đẹp của sông Đà, hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng rất đỗi lãng mạn.
- Giới thiệu khái quát về đoạn 1.
B. Thân bài
1. Lí luận về hình tượng nghệ thuật
- Văn học phản ánh cuộc sống thông qua hình tượng nghệ thuật, đó là nơi nhà văn gửi gắm tư tưởng cùng những triết lí nhân sinh về cuộc đời. Vì thế đằng sau hình tượng nghệ thuật là cả một bức tranh hiện thực sinh động và mang sức khái quát lớn.
- Hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm thường đa dạng, phong phú nhưng thường bao giờ con người cũng là hình tượng trung tâm. Tuy nhiên, cũng có không ít nhà văn mượn dáng hình núi sông, mượn loài hoa, loài cây làm hình tượng cho tác phẩm của mình.
+ Có thể nhắc tới hình ảnh cây tre của Nguyễn Duy, cây xà nu trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và không thể không nhắc tới hình tượng cây xà nu của Nguyễn Ngọc.
- Hình tượng sông Đà được coi là một nghệ thuật sáng tạo độc đáo. Nó đi suốt dọc chiều dài của tác phẩm, nó trở thành điểm tựa gợi từ cho nhà văn suy ngẫm về thiên nhiên Tây Bắc và vẻ đẹp bình dị của những con người nơi đây. Vì thế sông Đà đã khơi lên nguồn cảm hứng dạt dào để Nguyễn Tuân viết lên những câu văn đầy sức lan tỏa.
2. Phân tích
a. Bờ đá hai bên sông Đà
- Diễn tả cái vẻ huyền bí, hoang sơ của dòng sông, nhà văn không chỉ dùng thị giác mà ông còn kết hợp vận dụng rất nhiều hình ảnh nhân hóa, so sánh.
+ Hai bên bờ sông Đà là những bờ đá cao “dựng vách thành” tạo nên một cảnh tượng hùng vĩ, dữ dội “Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có chỗ vách Đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu”.
+ Nguyễn Tuân đã sử dụng liên tiếp nghệ thuật so sánh, liên tưởng để nhấn mạnh về độ cao, chiều sâu và sự hùng vĩ của hai bên bờ vách đá. Không dừng lại ở đó, Nguyễn Tuân lại tiếp tục sử dụng những liên tưởng vừa gần gũi dễ hiểu vừa mới mẻ sáng tạo để ca ngợi về cảnh đá bờ sông.
+ Hai bờ sông Đà hẹp tới mức “đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia”. Khung cảnh sông Đà vừa hùng vĩ vừa hoang sơ gắn liền với khung cảnh hùng vĩ của núi rừng bạt ngàn.
+ Hơn nữa, khi miêu tả cảnh ngồi trong khoang đò này “đang mùa hè mà cũng thấy lạnh”. Có cảm giác như đang đứng ở dưới một dãy nhà cao tầng khi ngước nhìn lên một khung cửa sổ vừa tắt phụt đèn điện.
=> Với những liên tưởng này đã đủ để cho độc giả có thể hình dung được một khung cảnh đầy lạnh lẽo, tăm tối nơi vùng sông nước. Nguyễn Tuân đã đưa người đọc đến tận cùng của những cảm giác, của trí tưởng tượng để hình dung về khung cảnh hùng vĩ nhưng không kém phần hung bạo của con sông Đà, từ đó lưu dấu ấn trong lòng người đọc một ấn tượng mạnh mẽ về cảnh sông nước cùng thiên nhiên Tây Bắc với những so sánh và liên tưởng trùng điệp nối tiếp.
b. Sóng nước sông Đà
- Sóng nước quãng mặt ghềnh Hát Loóng đã để lại trong Nguyễn Tuân một ấn tượng mạnh. Sóng nước ở đây “dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm”.
+ Nhà văn đã sử dụng kiểu câu dài với nhiều vế câu trùng điệp tạo nên nhịp điệu khẩn trương, gấp gáp nhấn mạnh sự nguy hiểm hung bạo của sóng nước sông Đà.
- Động từ “xô” được lặp đi lặp lại nhiều lần tạo nên âm hưởng đầy mạnh mẽ để khi đọc lên người ta vừa hình dung được hình ảnh những con sóng đang cuộn trào dâng, vừa nghe được âm thanh dữ dội của sóng nước.
+ Sóng nước sông Đà đã thực sự tạo nên những hình ảnh và âm hưởng hùng vĩ qua đó thể hiện được sự hung bạo của sông Đà. Để người đọc có thể hình dung được cụ thể hơn về mức độ nguy hiểm của sóng nước.
+ Nguyễn Tuân còn nhấn mạnh, sóng nước nơi đây “lúc nào cũng đoì nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đây. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”. Nó luôn nhăm nhe, lợi dụng mọi sơ hở.
=> Qủa thật, sông Đà đã trở thành mối đe dọa nguy hiểm đầy hung bạo với con người.
c. Hút nước sông Đà
- Nguyễn Tuân miêu tả những hút nước sông Đà bằng những hình ảnh cụ thể “giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu”.
- Không chỉ vậy, những hút nước ấy còn có những âm thanh đầy ghê sợ “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc” rồi lại “ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào “. Và trên mặt những hút nước xoáy tít đáy “lừ lừ như những cánh quạ đàn”.
=> Tất cả những hình ảnh, những âm thanh này cũng đủ để người ta mường tượng về mức độ hung hiểm và dữ dội của hút nước nơi đây.
- Chẳng thế mà không có con thuyền nào dám men tới gần. Đã có những bè gỗ vô ý đi qua đây đã bị hút nước lôi tuột xuống. Đã có những con thuyền bị hút xuống mà “trồng ngay cây chuối ngược”, “mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”.
+ Đây chính là những bằng chứng cụ thể, chân thực để nhấn mạnh sự nguy hiểm, hung dữ của hút nước sông Đà.
+ Để giúp người đọc có thể cảm nhận một cách sinh động hơn , Nguyễn Tuân còn liên tưởng đến một nhà quay phim ngồi trên một con thuyền thúng dưới đáy hút nước để ghi lại những thước phim và truyền cảm giác mới lạ cho người xem. Khi đó cả người cả thuyền cả máy quay phim xoáy tít. Nước sông xanh như vỡ tan ụp vào máy quay và truyền cho người xem cảm giác manh tời mức phải giữ chặt lấy ghế.
=> Nguyễn Tuân đã sử dụng sáng tạo kiến thức điện ảnh để nhấn mạnh sự hung bạo, tàn ác của hút nước đồng thời giúp người đọc như được tham gia một trải nghiệm sinh động , tận mắt được chứng kiến và khám phá về những “giếng hút” sông Đà với những liên tưởng độc đáo, bất ngờ, mới mẻ.
C. Kết bài
- Khẳng định giá trị của tác phẩm
- Tình cảm của em dành cho tác phẩm