Bài tập 1: Kinh tuyến 100 độ đông ở múi giờ số 7
Kinh tuyến 100 độ tây ở múi giờ số 17
Kinh tuyến 115 độ tây ở múi giờ số 16
Kinh tuyến 176 độ đông ở múi giờ số 12
Câu 2: 22-6 Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời
Mặt Trời chiếu thẳng góc vào đường chí tuyến Bắc trên Trái Đất
Nửa cầu Bắc là mùa nóng (mùa hạ)
Nửa cầu Nam là mùa lạnh (mùa đông)
22-12 Nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời
Mặt Trời chiếu thẳng góc vào đường chí tuyến Nam trên Trái Đất
Nửa cầu Bắc là mùa lạnh (mùa đông)
Nửa cầu Nam là mùa nóng (mùa hạ)
*Nguyên nhân sinh ra các mùa trên Trái Đất: do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và trong suốt năm, trục của Trái Đất không đổi phương trong không gian nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ mặt trời ở mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm. Từ đó sinh ra hiện tượng các mùa trên Trái Đất
Câu 3:
* Ý nghĩa:
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng: nghĩa là ngày dài đêm ngắn
- Ngày tháng mười chưa cười đã tối: nghĩa là ngày ngắn đêm dài
- Nơi đúng: bán cầu Bắc
- Những nơi không đúng:
+ Xích đạo: luôn có ngày và đêm dài bằng nhau
+ Bán cầu Nam: hiện tượng ngược lại
*Giải thích:
- Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động quanh Mặt Trời nên tùy vị trí Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày, đêm dài ngắn theo mùa
- Mùa hạ: ngày dài hơn đêm; mùa thu và mùa đông: ngày ngắn hơn đêm
- Tháng 6 rơi vào mùa hạ ở bán cầu Bắc và mùa đông ở bán cầu Nam
Tháng 12 rơi vào mùa đông ở bán cầu Bắc và mùa hạ ở bán cầu Nam Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc trong vùng nội chí tuyến.
Câu nói trên đúng ở Việt Nam và bán cầu Bắc, còn ở bán cầu Nam không đúng. Riêng Xích Đạo ngày và đêm dài bằng nhau trong suốt năm
Đánh giá 5 sao giúp mk vs nhé. Cảm ơn nhiều ạ