1. Mắt của một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 100 cm trở lại. Mắt người này có tật gì và phải đeo kính nào?
Mắt cận, đeo kính phân kì.
2. Kính nào sau đây có thể dùng làm kính cận thị?
Kính phân kì có tiêu cự 50 cm.
3. Quan sát một con cá vàng đang bơi trong bể nước, ánh sáng truyền từ con cá đến mắt tuân theo hiện tượng nào sau đây?
Khúc xạ ánh sáng.
4. Một kính lúp có số bội giác G = 10x. Tiêu cự của kính lúp là bao nhiêu? Muốn quan sát vật phải đặt vật trong khoảng nào trước kính?
Tiêu cự f = 2,5 cm, phải đặt gần hơn 2,5 cm.
5. Ánh sáng Mặt Trời đi qua vật nào dưới đây không bị tách ra các màu?
Tấm thuỷ tinh mỏng.
6. Nguồn sáng nào dưới đây không phát ra ánh sáng trắng?
Một đèn LED vàng.
7. Hiện tượng sau đây không phải là sự phân tích ánh sáng trắng:
Ánh sáng qua lớp nước.
8. Điều nào sau đây không đúng khi nói về kính lúp?
Kính lúp là một thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn.
9. Khi nhìn một vật xa dần thì mắt phải điều tiết thế nào?
Thuỷ tinh thể của mắt xẹp xuống làm tiêu cự của nó tăng.
10. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 200 cm. Hỏi người ấy phải đeo thấu kính gì, có tiêu cự bao nhiêu để sửa tật cận thị đó?
Thấu kính phân kì có tiêu cự 200 cm.