A. Mở bài
- Ba truyện ngắn "Gió lạnh đầu mùa", "Hai đứa trẻ" và Dưới bóng hoàng lan" là những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của tác giả: Truyện không có cốt truyện, mạch đi của truyện là dòng chảy tâm trạng với những biến thái tinh vi, chất trữ tình và hiện thực đan cài, đằng sau tác phẩm thấp thoáng một cái tôi giàu lòng nhân hậu...
B. Thân bài
1. Tóm tắt tác phẩm
- Cốt truyện "Hai đứa trẻ" khá đơn giản, đó là cảnh một phố huyện nghèo được miêu tả trong một khoảng thời gian ngắn từ chiều muộn cho đến đêm. Nơi ấy, có những người dân nghèo, ngày nào cũng tái diễn những công việc đơn điệu, buồn tẻ và đặc biệt trong thế giới ấy có hai đứa trẻ được mẹ giao cho trông coi một cửa hàng nhỏ, đêm chúng cố thức để đợi chuyến tàu đi qua. Có gì đáng kể đâu trong nhưng cái ngày thường tẻ nhạt ở một phố huyện tù mù ánh đèn dầu. Vậy mà, qua sự cảm nhận và miêu tả của nhà văn đã khiến lòng ta biết bao vấn vương suy nghĩ.
- "Dưới bóng hoàng lan" là truyện ngắn giàu chất thơ hơn cả. Thanh - nhân vật chính của truyện sau hai năm xa nhà làm việc trên tỉnh trở về thăm nhà. Một thế giới "cổ tích" mở ra trước mắt chàng đó là người bà hiền hậu nhân ái, là khu vườn thoảng hương ngọc lan và đặc biệt là cô bạn gái xinh xắn từng chơi đùa với chàng thủa ấu thơ. Hôm sau, Thanh ra đi mang theo những kỷ niệm đẹp đẽ, dịu êm và cả hương ngọc lan thoang thoảng ngọt ngào.
2. Phân tích
- Không chú trọng khai thác nhiều các tình tiết, sự kiện- một dấu hiệu đặc trưng của truyện ngắn, sức hấp dẫn trong các sáng tác Thạch Lam là ở chiều sâu của thế giới nội tâm, những trạng thái xúc cảm tinh tế của con người.
- Trong truyện "Dưới bóng hoàng lan", dư vị trữ tình tỏa ra từ không gian trong lành, mát rượi, thoảng hương ngọc lan, từ những câu đối đáp khẽ khàng của các nhân vật và tên gọi là những thanh không dấu (Nga - Thanh), đặc biệt là ở các cảm giác yên bình dịu ngọt trong tâm hồn Thanh- người vừa từ chốn thị thành ồn ã trở về. Truyện mở đầu bằng cảm giác xúc động đến nghẹn giọng" khi Thanh từ giã cái bức nóng của phố xá bước chân vào ngôi nhà mát rượi của bà, gặp lại những gì thương mến sau hai năm xa cách. Sự chăm sóc ân cần của bà, hương ngọc lan dịu ngọt của phảng phất đâu đây đã đem đến chàng sự nhẹ nhõm, "tươi mát như tắm suối".
- Cũng đi vào khám phá vẻ đẹp tâm hồn với những xúc cảm tinh tế của nhân vật, truyện "Hai đứa trẻ" có cấu tứ như một bài thơ trữ tình đượm buồn. Nỗi buồn man mác của Liên được bắt đầu và có nguyên cớ từ cảnh chiều muộn ở phố huyện "Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập dần đầy và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn". Đêm đến khi cảnh vật phủ đầy bóng tối, hơn thế nữa dường như bóng tối còn tỏa ra từ những cảnh đời lay lắt không tương lai đã có tác động đến tâm hồn nhạy cảm của Liên làm cho cô có "những cảm giác mơ hồ không hiểu". Niềm vui duy nhất trong ngày của chị em Liên là được ngắm chuyến tàu đêm từ Hà Nội về. Chuyến tàu đã mang theo một không khí huyên náo khác hẳn cái buồn vắng thường ngày của phố huyện. Nó đã khơi dậy trong Liên những mơ ước, hy vọng dù mơ hồ nhưng đầy ý nghĩa trước cảnh sống quẩn quanh, buồn tẻ của chị em Liên và cả những người dân nghèo nơi phố huyện.