Bạn tham khảo ^^
Qua đoạn thơ trên, người cha muốn con dù trong mọi hoàn cảnh nào cũng không được đánh mất chính mình. Cảm xúc của con người chỉ là nhất thời, có lúc vui, lúc buồn, lúc nóng giận, bực tức. Hỉ, nộ, ái, ố là chuyện bình thường, nhưng cách ta phản ứng với nó như nào mới là cái quan trọng. Người cha khuyên con của mình không nên vui quá, cũng không nên buồn quá bởi cuộc sống có sự thăng trầm nhất định của nó, luôn có sự biến đổi. Nếu ta quá mãnh liệt với một cảm xúc, ta sẽ dễ bị tổn thương do chính cảm xúc ấy mang lại. Điều thứ hai người cha muốn nói với con mình rằng trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không được đánh mất chính bản thân mình. Nếu lùi để tiến, thì con hãy cứ lùi. Lùi lại đằng sau không phải chấp sự thấp kém, thất bại, chê bai, mà để hiểu mình hơn và tạo bàn đạp thăng tiến vững chắc trong tương lai. Hãy luôn sáng suốt trong mọi vấn đề, đừng để cảm xúc nhất thời chi phối, làm bản thân lung lay, sa ngã. Bài học cuối cùng của người cha dành cho con là hãy khiêm tốn và luôn luôn phải học hỏi, tiếp thu những cái mới. Trong cuộc sống, nếu ta chỉ luôn coi kiến thức của mình như vậy là đủ, không chịu học hỏi, tiếp thu những cái mới thì ta sẽ dễ làm nghèo nàn kiến thức bản thân, cô lập mình, dần dần trở nên lạc hậu, thấp kém. Người xưa từng nói: Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng. Do vậy, hãy luôn luôn học hỏi, luôn luôn làm giàu vốn kiến thức cho chính bản thân mình. Kiến thức nhân loại là vô tận. Đừng vì tự kiêu mà đánh mất bản thân. Biết cách khiêm tốn và ham học hỏi chính là chìa khóa vàng mở khóa cánh cửa tương lai của chính cuộc đời mình.