Câu 1:
Tiểu đội xe không kính là cách gọi tếu táo đùa vui mà những chiến sĩ lái xe đặt tên cho đơn vị vận tải có nhiệm vụ vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược cho chiến trường miền Nam khi những chiếc xe trong đơn vị ấy trở nên méo mó, biến dạng do bom đạn của kẻ thù. tên gọi ấy cho thấy sự khốc liệt của cuộc chiến tranh.
Thêm 3 chữ “Bài thơ về” để toát lên chất thơ từ hiện thực ấy, tác giả lm nnổi bật Được vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn lạc quan yêu đời I dù hiện thực có khốc liệt.
Câu 2:
Từ đắng trong dòng thơ được dùng với nghĩa chuyển.
-> Đắng thường được dùng để miêu tả mùi vị thuộc về vị giác, nhưng trong câu thơ từ "đắng" được dùng với nghĩa chuyển. Gió bụi đường trường lùa thắng vào mắt của các chiến sĩ lái xe, cùng với tốc độ đi khiến cho mắt của các chiến sĩ trở nên cay xè, nhòe mờ đi, khó có thể nhìn được con đường phía trước.
Câu 3:
Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: điệp từ " nhìn" kết hợp cùng phép liệt kê: "nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng..."
Tác dụng:
Những câu thơ nhịp điệu nhanh mà vẫn nhịp nhàng đều đặn khiến người đọc liên tưởng đến nhịp bánh xe trên đường ra trận. Tất cả sự vật, hình ảnh, cảm xúc mà các chiến sĩ lái xe trực tiếp nhìn thấy, cảm nhận đã biểu hiện thái độ bình tĩnh thản nhiên trước những nguy hiểm của chiến tranh, vì có ung dung thì mới thấy đầy đủ như thế.Các anh nhìn thấy từ “gió”,”con đường” đến cả “sao trời”, “cánh chim”. Thế giới bên ngoài ùa vào buồng lái với tốc độ chóng mặt tạo những cảm giác đột ngột cho người lái. Hình ảnh “những cánh chim sa, ùa vào buồng lái” thật sinh động, gợi cảm. Hình ảnh “con đường chạy thẳng vào tim” gợi liên tưởng về con đường ra mặt trận, con đường chiến đấu, con đường cách mạng.Hiên ngang, bất chấp gian khổ, những người lính lái xe luôn lạc quan tin tưởng chiến thắng. Những câu thơ lặp cấu trúc tự nhiên như văn xuôi, lời nói thường ngày thể hiện hình ảnh đẹp, tự tin, có tính cách ngang tàn.